Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Quan niệm về mối quan hệ giữa Nhân viên xã hội và Thân chủ

(Tư vấn Khai Tâm) Có rất nhiều quan niệm khác nhau về mối quan hệ này tồn tại trong các mô hình thực hành CTXH. Mối quan hệ được xem hiệu quả nhất là tiến trình tương tác hai chiều trao quyền cho TC. Sau đây là một vài quan niệm mang tính phổ biến về mối quan hệ này:


Biestek (1957) quan niệm mối quan hệ này là tiến trình tương tác của thái độ và xúc cảm giữa các nhân viên xã hội và TC với mục đích trợ giúp TC đạt được sự điều chỉnh tốt đẹp hơn giữa cá nhân TC và môi trường sống của mình.[1]

Salzberger-Wittenberg (1970) nhìn nhận mối quan hệ này cũng là một tiến trình hai chiều, ở đó cả hai đều có những tác động đến với nhau, và lý tưởng nhất là hai bên học hỏi và tạo sự thay đổi lẫn nhau trong cả tiến trình này. Sự thay đổi được nhìn nhận là tiến trình trao đổi qua lại, hai chiều, mọi sự biến đổi đều có những tác động và ảnh hưởng đến những giai đoạn tiếp theo của đời người.[2] 

Kadushin (1990) lập luận rằng mối quan hệ này được xem như là một cầu nối giao tiếp giữa hai người, ở đó sự thấu cảm và các hành động tự nhận thức là công cụ trung tâm để qua đó đọc được những sự tương đồng và khác biệt ẩn chứa bên trong của hai thế giới khác biệt này. [3] 

Đặc trưng của mối quan hệ này là rất quan trọng ở các lĩnh vực, các hoạt động sau trong mô hình thực hành CTXH [4]:

- Đánh giá

- Tạo nền tảng cho tạo dựng các công việc trong tương lai

- Sự trợ giúp cho các cá nhân đang gặp những khó khăn trong biểu đạt cái tôi, trong mối quan hệ với cá nhân khác, và với môi trường sống của họ,

- Được xem như là sự trợ giúp, hỗ trợ, và sự chăm sóc các cá nhân dễ bị tổn thương, và phụ thuộc vào các dịch vụ cụ thể;

- Được xem như là sự biện hộ, và sự hoà giải đối với những cá nhân đang trải nghiệm sự kỳ thị hoặc gặp khó khăn khi tiếp cận đến các dịch vụ và các nguồn lực;

- Được xem như một cách tiếp cận để níu giữ những sự lo âu trong những thời điểm chuyển tiếp của đời người hoặc qua những cơn khủng hoảng

- Là nền tảng để tạo dựng năng lực cá nhân

- Là hoạt động thực hành

Tài liệu tham khảo

[1] Biestek, F.P. (1957) The Casework Relationship, Loyola University Press, Chicago

[2] Salzberger-Wittenberg, A (1970), Psychoanalytic Insight and Relationships: A Kleinian Approach, Routledge & Kegan Paul Books, London

[3] Kadushin, A (1990) The Social Work Interview. A Guide for Human Service Professionals, 3rd edn. New York: Columbia University Press, NY.

[4] Trevithick, P. (2003). Effective relationship-based practice: A theoretical exploration. Journal of Social Work Practice, 17(2), 163-176.

Theo Trần Văn Kham, email: khamtv@ussh.edu.vn, http://kham.tv)

Thông tin chi tiết có thể tham khảo tại 
Trung tâm tư vấn tâm lý và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm.
Địa chỉ số 133-135 đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông tiến, TP Tuyên Quang
Email. drkhaitam@gmail.com
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900.88.66.83

Hơi thở trị liệu thân tâm

(Tư vấn Khai Tâm) Trong cuộc sống hàng ngày, đôi lúc chúng ta gặp phải những tình trạng hết sức căng thẳng, khó chịu và bất an. Những cảm xúc ấy được hình thành do nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động vào, nhưng chính yếu vẫn là phát xuất từ tâm ý của mình.


Bởi khi ta còn tham lam, sân hận và si mê thì sẽ dễ dàng bị phiền não khổ đau khống chế và trói buộc. Vì vậy, để trị liệu và chuyển hóa những hệ lụy khổ đau ấy, quán niệm hơi thở là liệu pháp vô cùng kỳ diệu, có khả năng chữa trị tận gốc căn bệnh tham sân si ở nơi mỗi chúng sinh.


    Thật vậy, hơi thở như là người mẹ hiền nuôi dưỡng cho ta khôn lớn. Hơi thở miệt mài làm việc liên tục suốt ngày đêm không bao giờ dừng nghỉ; cho dù ta có thức hay ngủ thì hơi thở vẫn chuyên cần hoạt động đều đặn, giúp cho máu huyết được lưu thông và nuôi dưỡng các tế bào của cơ thể. Hơi thở rất quan trọng và vô cùng quý giá, chỉ cần ngừng thở trong vòng một vài phút, thì kể như mọi hoạt động của thân thể và toàn bộ đời sống của con người đều bị tê liệt. Bao nhiêu công danh sự nghiệp mà ta đã cố gắng để vun đắp và gầy dựng, nhưng chỉ cần hơi thở ngừng hoạt động trong chốc lát, thì những thứ quý giá kia tự động cất cánh bay xa và mạng sống của chúng ta kể như chấm dứt. Thế mới biết đời sống của con người thật mong manh giả tạm, chẳng khác gì những hạt sương mai, như tia nắng sớm. Vì lẽ đó nên có lần Đức Phật hỏi các vị Tỳ-kheo về mạng sống của con người tồn tại trong bao lâu? Vị Tỳ-kheo đầu tiên trả lời là trong vòng vài ngày, người kế tiếp thì nói khoảng chừng một bữa ăn và vị Tỳ-kheo cuối cùng trả lời rằng, mạng sống của con người chỉ được tồn tại trong một hơi thở. Thế Tôn khen ngợi vị Tỳ-kheo này đã hiểu đạo lý (Kinh Tứ Thập Nhị Chương).

    Về phương diện sức khỏe, nếu như chúng ta biết cách để thực tập điều hòa hơi thở vào và hơi thở ra mỗi ngày, thì máu huyết trong cơ thể ta sẽ dễ dàng lưu thông và ngăn ngừa được nhiều chứng bệnh. Khi đến các trung tâm yoga hoặc thiền để thực tập thở, chúng ta thấy đời sống trở nên nhẹ nhàng và thân thể khỏe khoắn hơn. Nếu ta thở vào hoặc thở ra có ý thức, thì hơi thở ấy sẽ dài hơn và sâu hơn. Và khi ta thở vào sâu, hơi thở mang theo rất nhiều dưỡng khí trong lành vào cho cơ thể. Đến khi thở ra sẽ tống khứ những độc tố ra bên ngoài. Nhờ vậy, nên các tế bào của cơ thể được tươi nhuận, trẻ trung và sáng đẹp. Sau những buổi thực tập thiền thở, chúng ta ăn uống ngon lành và tinh thần được sảng khoái hơn.

Đề cập đến việc thực tập quán niệm hơi thở, chúng ta phải nói tới thiền. Hiện nay ở các nước phương Tây, người ta dành nhiều thì giờ để thực tập thiền. Vì thiền đã giúp cho họ chuyển hóa được những bế tắc trong cuộc sống. Mặc dù họ dư thừa của cải vật chất, nhưng không thể giải tỏa được những khúc mắc, khó khăn trong con người của họ. Vì lẽ đó các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu về thiền. Gần đây, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc có nhiều bài viết đề cập đến việc thực tập thiền thở để chữa bệnh. Qua sự trải nghiệm của tự thân về việc thực tập hơi thở, ông đã khám phá ra được rất nhiều điều mới lạ trong cơ thể con người. Và thiền đã giúp cho ông sáng tỏ hơn trong lĩnh vực y học cũng như hiểu rõ hơn về bản chất đích thực của đời sống. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc khẳng định rằng: “Ở góc độ người thầy thuốc, tôi quan tâm đến thứ thiền đơn giản mà hiệu nghiệm, không “cao siêu, huyền bí và khó khăn”. Đó là thứ thiền trong đời sống hàng ngày. Nó liên quan đến sức khỏe, đến khoa học y học, được nghiên cứu và ứng dụng khá rộng rãi. Nó đã mang lại những hiệu quá rất bất ngờ. Nó chữa được nhiều căng thẳng (stress), lo âu, nhiều bệnh lý do hành vi lối sống gây ra mà thuốc men không thể chữa dứt”(Thở và thiền).

    Về phương diện tinh thần, hơi thở còn có khả năng làm lắng dịu và chữa trị những cảm xúc tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi, bất an v.v... trong ta được bình phục. Bởi sống trong cuộc đời này, bất cứ ai cũng phải đối diện với rất nhiều khó khăn và gian khổ, cho dù ta có đầy đủ điều kiện vật chất, danh vọng, địa vị… thì vẫn không ngoại lệ. Có đôi lúc, ta gặp phải những vấn đề xảy ra ngoài khả năng chịu đựng, tâm ý hoàn toàn bị phiền não và khổ đau chi phối. Để vượt qua những trở ngại ấy, tốt nhất là ta trở về với hơi thở, trở về với chính mình, để lắng nghe và nhận diện những cảm xúc trong ta. Nhờ có sự trở về và lắng nghe ấy, nên ta mới thấy rõ được quy trình dựng lập của bản ngã tham, sân, si.
Khổ đau luôn luôn do bản ngã tạo ra, nó được hình thành là do bóng tối của vô minh, tức sống trong mê mờ và lãng quên cái thực tại đang là. Những tâm lý buồn vui, thương nhớ, giận hờn, khó chịu, bất an… đều phát xuất từ vô minh, chấp ngã. Bản ngã luôn vướng mắc vào những gì tốt đẹp hoặc là dễ thương nhất. Ngược lại, những thứ gì xấu xa, dễ ghét thì bản ngã muốn loại trừ và tiêu diệt. Và mỗi khi hình thành quy trình này, thì con người sẽ mất tự do và dẫn tới đau khổ.

Do đó, để hóa giải những phiền não khổ đau, thì bước căn bản đầu tiên chúng ta cần phải thực tập quán niệm về hơi thở. Và sự thực tập này, đã được Đức Phật dạy như sau: “Vị Khất sĩ tìm tới một khu rừng, hoặc một gốc cây, hoặc một căn nhà vắng, ngồi xuống trong tư thế kiết già, giữ thân hình ngay thẳng và thiết lập chánh niệm trước mặt mình. Người ấy thở vào với ý thức minh mẫn là mình đang thở vào. Người ấy thở ra với ý thức minh mẫn là mình đang thở ra. Thở vào một hơi dài, người ấy ý thức rằng: ta đang thở vào một hơi dài. Thở ra một hơi dài, người ấy ý thức rằng: ta đang thở ra một hơi dài. Thở vào một hơi ngắn, người ấy ý thức rằng: ta đang thở vào một hơi ngắn. Thở ra một hơi ngắn, người ấy ý thức rằng: ta đang thở ra một hơi ngắn...” (Kinh Bốn lĩnh vực quán niệm, HT.Thích Nhất Hạnh dịch).

    Đa phần các trường phái thực tập về hơi thở, người ta “dùng ý để dẫn khí”. Tức là, khi hít vào và thở ra, họ dùng tâm ý để điều khiển. Sự thực tập này, có thể phù hợp cho những ai mới bắt đầu tập thở, và nó cũng đem lại sức khỏe tốt cho con người. Tuy nhiên, để đạt tới an lạc giải thoát thực sự, thì cần phải buông bỏ ý niệm điều khiển và chủ quan của chính mình. Vì thế, Đức Thế Tôn dạy rằng: “Khi thở vào một hơi ngắn thì ta biết là thở vào một hơi ngắn, thở vào một hơi dài thì biết là dài”. Ta chỉ cần lặng lẽ quan sát hơi thở đang diễn biến như thế nào, thì ghi nhận y như thế đó, chứ không cần phải dùng ý thức xen vào để điều khiển hơi thở.
    Nhờ quán niệm hơi thở một cách sâu sắc nên ta thiết lập được chánh niệm tỉnh giác, an trú trong hiện tại. Trong sự thức tỉnh cao độ ấy, tâm lặng và trí sáng đã giúp ta làm chủ thân tâm, khiến cho vô minh phiền não rơi rụng, không còn khả năng chi phối lên đời sống, nhờ đó tâm hồn hành giả được an lạc, thảnh thơi và tự tại.

    Như vậy, hơi thở đối với đời sống của con người vô cùng quan trọng. Nếu chúng ta biết trở về để chăm sóc và lắng nghe trọn vẹn với hơi thở, thì ta sẽ khám phá ra được rất nhiều cái hay, cái đẹp mà cuộc đời đã trao tặng! Do đó, trở về với tự thân và nhận diện hơi thở, chính là điều kiện tất yếu để chuyển hóa khổ đau, đem lại niềm an vui và hạnh phúc cho chính bản thân mình, cũng như xây dựng nếp sống an bình và tốt đẹp cho cuộc đời này.


Thanh Trang

Theo phattuvn.cz

Giám sát với nhà trị liệu

(Tư vắn Khai Tâm) Giám sát là một quá trình nhà trị liệu tìm kiếm sự trợ giúp về mặt chuyên môn cho các trường hợp mình đang can thiệp. Giám sát rất hữu ích cho việc thay đổi của khách hàng và cho sự phát triển của nhà tâm lý. Trong các buổi giám sát, nhà tâm lý sẽ trình bày ca lâm sàng mà họ đang làm việc, hoặc bất cứ vấn đề gì mà họ cần sự giúp đỡ.




    Trong giám sát, thường thì các nhà tâm lý không cần làm phức tạp hóa vấn đề bằng cách phô trương, mà họ thường bám sát lấy thực tế, thực dụng và đơn giản, quan trọng là sự thông hiểu. Để trình bày một trường hợp, nhà trị liệu sẽ mô tả những lời nói của thân chủ, những vấn đề quá khứ có liên quan và hành vi trong vấn đề đang bàn đến. Ví dụ: nhà tâm lý có một bệnh nhân “N”. Trong buổi giám sát, nhà tâm lý này sẽ nói về “N”, anh ta là một cựu chiến binh và đang bị những cơn ác mộng (nhà tâm lý trình bày chi tiết hơn về những cơn ác mộng của anh ta) và thảo luận về tình huống khi nào và bằng cách nào anh ta đã nổi giận và đe dọa vợ mình khi cô ta để bát đĩa bẩn trên bàn.

    Người giám sát sau đó sẽ đặt những câu hỏi. Dựa trên những câu hỏi người giám sát hỏi, nhà trị liệu tâm lý sẽ cung cấp những thông tin cụ thể để trả lời các câu hỏi đó. Những thông tin mới đưa ra sẽ dẫn đến những câu hỏi khác và các khuôn mẫu hành vi sẽ hiện ra. Với mỗi một khuôn mẫu hành vi, người giám sát sẽ đưa ra những “kiến thức” có liên quan để thấy rõ những khuôn mẫu hành vi đó có liên quan như thế nào với bệnh lý. Người giám sát thường sẽ đưa cho nhà tâm lý một vài gợi ý nên làm gì với thân chủ đó trong buổi trị liệu tới.

Sau mỗi một buổi giám sát, nhà tâm lý sẽ thử nghiệm những gợi ý thực hành cũng như những “kiến thức” của người giám sát mà họ đã học trong buổi giám sát. Bằng thực hành và trải nghiệm, nhà tâm lý sẽ học những kĩ năng mới và tiếp thu chúng vào kho kiến thức của họ với tư cách là một nhà trị liệu và kết quả là họ cứ tích lũy kỹ năng và kiến thức qua mỗi tuần.

    Bạn vẫn băn khoăn tự hỏi rằng giám sát giúp ích cho nhà trị liệu như thế nào? Đầu tiên phải kể đến là bằng những câu hỏi mà người giám sát hỏi, “tầm nhìn” của nhà trị liệu đối với thân chủ được mở rộng, trở nên rõ ràng; và cụ thể hơn. Câu hỏi hướng dẫn, câu hỏi dạy chúng ta. Câu hỏi giúp nhà tâm lý nhìn thân chủ theo những cách mới, nhìn vào sự việc mà nhà tâm lý đã có thể bỏ qua, không biết đến nó, không quan tâm đến nó, không suy nghĩ về nó, cũng như những điều mà nhà tâm lý chưa hỏi, và những điều mà nó ngăn cản chúng ta trong quá trình trị liệu. Câu hỏi giúp cho nhà tâm lý động não và tìm ra những hướng tiếp cận mới.

    Người giám sát khuyến khích nhà tâm lý tham gia vào một quá trình khám phá và mỗi một buổi giám sát trở thành một hành trình thú vị tới những ý tưởng và các công thức nổi bật dẫn đến câu trả lời cho những câu hỏi được đặt ra. Rất thường xuyên, cuộc hành trình này sẽ dẫn đến những sự thay đổi đáng kể về phương hướng trị liệu, hoặc là những phát hiện trong quá trình trị liệu sẽ được tổng kết lại trên báo hoặc trên sách để kinh nghiệm đó được chia sẻ với nhiều người.

Theo Cao Minh
Theo tamly.com.vn

Những đóng góp của Tâm lý học Gestalt trong lĩnh vực trị liệu

(Tư vắn Khai Tâm) Những đóng góp của Tâm lý học Gestalt trong lĩnh vực trị liệu




Sơ qua sự hình thành trị liệu Gestalt

Người sáng lập: Frederick (Fritz) Perls. Nhưng người có công phát triển: Erving Polster và Miriam Poslter. Tiếp cận Gestalt là một loại hình trị liệu mang tính thực nghiệm, nhấn mạnh đến sự nhận thức hiện đang tồn tại trong khách hàng và quá trình tích hợp các mảnh vỡ của nhân cách. Trường phái này tập trung vào “cái gì” và “như thế nào” của hành vi và vào vai trò của những vướng mắc chưa được khơi thông từ quá khứ đối với sự kìm hãm phát triển các chức năng của người ở thời điểm thiện tại.

Triết lý và giả thuyết nền tảng

Triết lý Gestalt dựa trên cơ sở của triết lý hiện sinh và tâm lý học. Nó nhấn mạnh vào sự thống hợp của trí óc, thân thể và cảm xúc. Giả thiết nền tảng có nội dung là cá cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành vi và những trải nghiệm của chính họ. Tiếp cận Gestalt được thiết kế nhằm giúp mọi người trải nghiệm những việc xảy ra tại thời điểm hiện tại và nhận thức được về những việc họ đang làm. Tiếp vận Gestalt mang tính thực nghiệm, ở đó khách hàng sẽ thắt chặt những điều họ đang tư duy, đang cảm thấy, và đang hành động lại với nhau khi họ tương tác với nhà trị liệu. Giả thiết cho rằng sự tiến triển nảy sinh thông qua tiếp xúc cá nhân hơn là thông qua các kỹ thuật hay diễn dịch của nhà trị liệu. Một giả thiết nền tảng nữa là khách hàng có khả năng khám phá, cảm nhận, nhận thức và diễn dịch những vấn đề của chính mình. Vì vậy, khách hàng tự chủ được tăng cường, khuyến khích và khách hàng được trông đợi đóng vai trò tích cực trong trị liệu.

Khái niệm chủ đạo

Những khái niệm chủ đạo có nội dung về khả năng chịu trách nhiệm, những sự việc đang hiện hữu, quá trình trải nghiệm trực tiếp (đối lập với những điều đã được nhắc tới), nhận thực của người, điều nên tránh, tìm kiếm những vướng mắc chưa được khơi thông từ quá khứ đang ẩn tàng trong hiện tại, và giải quyết những bế tắc. Những khái niệm khác gồm có năng lượng và chống năng lượng (ngăn cản sự chuyển tải năng lượng); tiếp xúc và phản tiếp xúc (không cho tương tác với nhau); ngôn ngữ cơ thể và những đầu mối phi ngôn ngữ; và các độ biểu hiện của cơ chế phòng vệ loạn thần kinh. Có 5 kênh đối kháng chủ chốt đang được thách thức trong trị liệu Gestalt đó là: Phóng nội, phóng chiếu, phản ánh ngược, hợp lưu, độ lệch (đánh lạc hướng).

Mục tiêu trị liệu

Kích thích khách hàng chuyển từ môi trường được hỗ trợ sang môi trường tự hỗ trợ và phải giúp khách hàng tăng cường và làm giàu sự nhận thức về trải nghiệm hiện hành, sự nhận thức này giúp khách hàng thoát ra khỏi những bế tắc của mình. Thông qua quá trình nhận thức, khách hàng có thể tìm lại được những khía cạnh đã bị chối bỏ của bản thân, qua đó giúp khách hàng tiến đến tái khẳng định lại những khía cạnh này.

Quan hệ trị liệu

Tiếp cận Gestalt nhấn mạnh đến quan hệ trị liệu “Ta và Mi” (Khách hàng và Nhà trị liệu). Tiêu điểm của trị liệu Gestalt không tập trung vào các kỹ thuật mà nhà trị liệu sử dụng nhưng tập trung vào nhà trị liệu với tư cách là một con người và vào những gì mà nhà trị liệu đang tiến hành. Nhà trị liệu giúp khách hàng trải nghiệm những cảm xúc của họ một cách hiệu quả nhất và để khách hàng tự diễn dịch vấn đề của mình. Nhà trị liệu không diễn dịch vấn đề giúp khách hàng nhưng lại tập trung vào “cái gì” và “như thế nào” của hành vi biểu hiện của khách hàng. Khách hàng xác định rõ những vướng mắc chưa được khơi thông từ quá khứ của mình đã ảnh hưởng đến những chức năng người hiện có của khách hàng bằng cách trải nghiệm lại những tình huống của quá khứ như thể họ đang sống trong hạnh phúc và hồi tưởng lại những gì đã qua.

Kỹ thuật và phương thức tiến hành

Rất nhiều kỹ thuật được thiết kế để tăng cường sự trải nghiệm trực tiếp và giải quyết những cảm xúc xung đột. Một cách lý tưởng, khi các kỹ thuật trị liệu đóng vai trò là điểm khởi đầu cho những đối thoại giữa khách hàng và nhà trị liệu. Những thực nghiệm này được xem như là nền tảng của quá trình học tập kinh nghiệm. Tiếp cận Gestalt nhấn mạnh đến sự đương đầu với những điều không nhất quán và cách thức mà dựa vào đó khách hàng trốn tránh trách nhiệm về những cảm xúc của mình. Khách hàng được mời tham gia vào trò chơi phân vai, nhưng phải đóng và diễn xuất tất cả các vai khác nhau và diễn xuất một mình ở những phân cực đối trọi của nhân vật, qua đó giúp khách có sự nhận thức lớn về những xung đột đang nổ ra trong tâm khảm họ. Để giúp trị liệu Gestalt có được sự ứng dụng hiệu quả thì rất cần thiết phải chuẩn bị cho khách hành về mọi mặt trước khi tham gia vào những buổi thực nghiệm này. Nếu khách hàng biểu hiện sự chống đối không tham gia thực nghiệm, thì đó là những dấu hiệu màu mỡ để cho nhà trị liệu khám phá, khai thác. Và nhà trị liệu rất cần tôn trọng sự khước từ này và không ép buộc thân chủ tham gia bất cứ thực nghiệm nào.

Tiếp cận Gestalt trong trị liệu rất phù hợp trong làm việc nhóm, nhưng cũng có thể được ứng dụng trong tham vấn cá nhân. Ngoài ra tiếp cận trị liệu Gestalt được ứng dụng trong đào tạo lớp cơ bản và thứ yếu. Để đưa ra được quyết định chọn lựa hợp lý các kỹ thuật trị liệu Gestalt cho từng ca cụ thể thì nhà trị liệu cần đặt những câu hỏi có những cụm từ “khi nào”, “với ai”, và “trong tình huống như thế nào?”. Những kỹ thuật trị liệu Gestalt ứng dụng rất có hiệu quả trong xã hội hóa cá nhân, tự chủ cá nhân, và gắn kết cá nhân. Nhưng nó lại rất ít tác dụng đối với những ca khách hàng đang ở trong trạng thái lo hãi (yếu về tinh thần) trầm trọng. Tuy nhiên, những kỹ thuật này có thể hữu ích trong làm việc với vợ chồng xung đột và gia đình có vấn đề. Những phương pháp của trị liệu Gestalt được xem như là những nhân tố mạnh mẽ để mở toang những cảm xúc và đưa khách hàng đi vào mạch giao thiệp với những trải nghiệm trọng tâm hiện hành của khách hàng.Bằng việc khuyến khích giao thiệp trực tiếp và bày tỏ cảm xúc, tiếp cận Gestalt không nhận mạnh vào vai trò của trí năng hóa trừu tượng vấn đề của khách hàng.

Tiếp cận Gestalt thừa nhận giá trị của các dữ kiện từ quá khứ là rất quan trọng giúp nhà trị liệu hiểu đúng các sự việc hiện tại. Tiếp cận trị liệu Gestalt tập trung vào nhận dạng sự phóng chiếu của khách hàng và nhận dạng sự khước từ không chấp nhận sự giúp đỡ của nhà trị liệu. Trị liệu Gestalt chú ý đến những thông điệp phi ngôn ngữ và thông điệp cơ thể. Nó nhấn mạnh vào những việc đang tiến hành và đang trải nghiệm, như là sự phản đối việc chỉ bàn luận suông vấn đề theo cách thứ rất thờ ơ. Tiếp cận Gestalt đóng góp cho chuyên ngành trị liệu triển vọng về tiến bộ và sự nâng cao, chứ không chỉ đơn thuần điều trị các chứng rối loạn. Phương pháp làm việc với giấc mơ là cách thức sáng tạo quen thuộc (con đường mòn sáng tạo) cho sự phát triển nhận thức về những thông điệp hiện sinh chính yếu trong cuộc sống.

Bên cạnh những đóng góp, thì trị liệu Gestalt còn một số giới hạn. Tiếp cận Gestalt có thể không đề cao trí năng ở một số điểm xác định mà ở đó các nhân tố nhận thức bị coi nhẹ. Dưới sự kiểm soát của một nhà trị liệu Gestalt có nghiệp vụ yếu thì các phương thức trị liệu có thể trở thành một chuỗi các bài tập mang tính máy móc và đằng sau những bài tập này nhà trị liệu với tư cách là một cá nhân có thể đang lẩn trốn. Hệ lý thuyết của trị liệu Gestalt còn nhiều điểm chưa được làm rõ, ít có tính thuyết phục. Hơn nữa có một khả năng rất dễ xảy ra là nhà trị liệu lôi kéo khách hàng tiếp nhận những kỹ thuật trị liệu có tác động mạnh. Hướng khắc phục những hạn chế căn bản trong đào tạo và trị liệu Gestalt cần có sự giám sát, cũng như phải có sự nội quan phần việc cảu nhà trị liệu (nhà trị liệu nghiêm túc giám sát phần việc của mình).

Kỹ thuật trị liệu của trường phái Gestalt qua kỹ thuật "chiếc ghế trống"

Trường phái Gestalt đưa ra nhiều kỹ thuật trị liệu có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày đối với từng cá nhân hay nhóm nhỏ (lớp học, gia đình…). Ví dụ như: Kỹ thuật “chiếc ghế trống”, “giải mã giấc mơ”, Bài tập đối thoại, Kỹ thuật hoán vị, Bài luyện về tập diễn, bài tập phóng đại…. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một kỹ thuật mà mà thường được các nhà trị liệu sử dụng trong trị liệu cá nhân. Kỹ thuật này đã được nhiều nhà trị liệu đánh giá là nó đã mang lại những hiệu quả nhất định.

Kỹ thuật “chiếc ghế trống” 

Kỹ thuật này dùng cho 3 cấp độ ý thức đầu tiên và dùng cho người nhiễu tâm và không giới hạn độ tuổi. Kỹ thuật này được áp dụng với những người rơi vào tình huống có hai giải pháp mà không biết chọn giải pháp nào. 

Thực hiện kỹ thuật này có 6 giai đoạn:

1. Yêu cầu thân chủ nghĩ về những tình huống có tính đối lập gây ra sự bối rối cho thân chủ. Yêu cầu họ hình dung về những cảm giác của mình trong những tình huống đó. Sau đó nhà trị liệu đặt 2 chiếc ghế đối diện nhau và nói với thân chủ: “tình huống đó cũng hơi lạ, song anh hãy gắn hai trạng thái cảm xúc đó cho hai chiếc ghế. Ví dụ: một chiếc ghế tượng trưng cho nỗi tức giận, một ghế tượng trưng cho sự yêu thương”

2. Yêu cầu thân chủ lựa chọn một trong hai loại xúc cảm (thường là chọn loại xúc cảm nào mạnh hơn), sau đó yêu cầu thân chủ ngồi lên chiếc ghế đại diện cho loại xúc cảm đó (đại diện cho xúc cảm đã được lựa chọn). Khi thân chủ đã ngồi trên ghế thì nhà trị liệu yêu cầu thân chủ diễn tả cảm xúc của mình trong tình huống mâu thuẫn và nói to về cảm xúc đó. Ví dụ: “Tôi đang rất bực bội”.

3. Yêu cẩu thân chủ diễn tả cảm xúc của mình một cách thoải mái, để họ đi đến tận cùng cảm xúc đó.

4. Khi đã đạt được điều đó nhà trị liệu yêu cầu thân chủ ngồi sang ghế đối diện. Khi thân chủ đã chuyển sang ghế thức hai (ví dụ ghế tượng trưng cho sự yêu thương), nhà trị liệu yêu cầu thân chủ sống lại những tình cảm yêu thương, lòng vị tha của mình để bộc lộ hết các xúc cảm đó (tương tự như khi thân chủ ngồi ở ghế thứ nhất)

5. Sau đó, lại yêu cầu thân chủ quay về ghế thứ nhất để lại nói và bộc lộ hết những cảm xúc còn sót lại mà ghế thức nhất tượng trưng, rồi lại quay sang ghế thứ hai. Cứ làm như vậy cho đến khi hai loại cảm xúc này được bộc lộ hết. Sau khi bộc lộ hết các xúc cảm đã trải qua, thân chủ thường nói rằng họ cảm thấy nhẹ nhóm, rằng không ngờ đã có những xúc cảm như vậy.

6. Nhà trị liệu bàn bạc với thân chủ về các cảm xúc và yêu cầu thân chủ cố gắng diễn tả các cảm xúc của mình trong cuộc sống đời thường. Khi thân chủ có những xúc cảm khác nhau. Ví dụ vừa tức giận, vừa sợ hãi thì yêu cầu họ chỉ được chọn một loại xúc cảm. Sau đó mỗi lần tiếp xúc, nhà trị liệu lại yêu cầu mô tả kỹ lưỡng những xúc cảm của mình trong cuộc sống thường ngày. Thông thường sau đó thân chủ sẽ thay đổi cách ứng xử trong quan hệ với những người có liên quan trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn với ông bố anh ta có thể nói ý kiến của mình khi bố tức giận với mình… 

Ở lần gặp tiếp theo, nhà trị liệu yêu cầu thân chủ nói lại những thay đổi trong quan hệ của mình với bố. Nếu thân chủ vẫn còn bị ức chế thì nhà trị liệu yêu cầu anh ta nhớ lại những cảm xúc đã trải qua khi có quan hệ đó.

Vai trò của nhà tâm lý


(Tư vắn Khai Tâm) Những đứa trẻ gặp khó khăn ở trường học



Đặt vấn đề:

Ngay cuối chiến tranh 1939 – 1945, chức năng của nhà tâm lý học đường đã được thiết lập trong khuôn khổ của kế hoạch cải cách toàn bộ hệ thống trường học. Các nhà tâm lý học đường được tuyển chọn từ các giáo viên ở mọi cấp: như vậy là các nhà tâm lý học đường trong các trường mấu giáo và tiểu học cũng như trong các trường cấp ba. Rất nhanh chóng việc tuyển lựa các nhà tâm lý học đường được giới hạn ở các giáo viên mẫu giáo và tiểu học và từ 1960 đến 1990 họ thực thi nhiệm vụ của mình mà không có một sự thừa nhận thật sự về chức năng đặc biệt của họ với tư cách là nhà tâm lý.


Năm 1975, họ thành lập Công đoàn Quốc gia của các nhà tâm lý giáo dục (SPEN) và đấu tranh để nghề tâm lý ở trường học được thừa nhận như một nghề độc lập.


Cần phải đợi đến năm 1985 và Luật pháp lập nên và bảo vệ chức danh nhà tâm lý cũng như các nghị định áp dụng điều luật này trong hai năm 1989 và 1990 để cho cơ quan hành chính quốc gia về giáo dục công nhận rằng các nhà tâm lý thực hiện các chức năng khác với các chức năng của giáo viên đặc biệt và khẳng định điều này trong một bản thông tri chính thức quy định các nhiệm vụ của nhà tâm lý học đường. Bản thông tri này trình bày những điều cơ bản về vai trò của nhà tâm lý. Các nhà tâm lý dựa vào đó mà thực hiện các chức năng của mình trên cơ sở thích ứng với các điều kiện công việc và môi trường mà mình gặp phải và trên cơ sở tôn trọng các quy chế hành nghề.

Triết lý trị liệu của trường phái thân chủ trọng tâm

(Tư vắn Khai Tâm) Liệu pháp thân chủ trọng tâm dựa vào niềm tin rằng chính thân chủ sẽ “chữa lành” bản thân họ và tạo nên sự tăng trưởng bản ngã của chính họ.





    Sự tăng trưởng và bình phục xảy ra từ bên trong con người của thân chủ, mặc dù các tiến trình bên ngòai có thể thúc đẩy hoặc trì hoãn việc tăng trưởng này. Có sự tương đồng giữa cây cỏ và trẻ em trong việc tự mình lớn lên, dù rằng người nông gia hoặc các bậc cha mẹ có thể giúp tạo thuận lợi hoặc làm chậm đi những tiến trình tăng trưởng này.

    Liệu pháp thân chủ trọng tâm có tính độc đáo ở chỗ nhấn mạnh vào tiềm năng tự bình phục của mỗi con người. Mặc dù những liệu pháp tâm lý khác cũng đồng ý về con người có những tiềm năng tích cực bên trong, nhưng các nhà trị liệu theo những trường phái khác lại không tin rằng thân chủ có thể tự mình sử dụng tiềm năng này nếu họ không có được sự hướng dẫn của nhà trị liệu. Điều này có thể do thân chủ quá mong muốn né tránh sự đau khổ để có được sự an toàn khiến cho họ cũng né tránh việc đối đầu với các vấn đề và làm cho các tiềm năng ấy bị tắc nghẽn; hoặc cũng có thể do họ bị vướng nắc vào những tư duy sai lầm mà họ chỉ có thể được “giải thoát” bởi nhà trị liệu. Nhà trị liệu trở thành “chuyên gia hướng dẫn” về Trái lại, công việc của một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm là cung cấp một điều kiện tối ưu để thân chủ có thể vận hành những “khả năng tự tổ chức nội tại” và “khả năng tự vượt qua” (intrinsic self-organizing & self-transcending capacities). Trong điều kiện có tính hỗ trợ, lòng tin hướng đến tăng trưởng của thân chủ sẽ vượt qua khuynh hướng né tránh khổ đau. Con người có khả năng chịu đựng và đối đầu với những nỗi khổ đau lớn lao trong cuộc sống chừng nào mà họ cảm thấy có cơ hội làm chủ được các hoàn cảnh gây ra đau khổ cho họ. Chỉ khi cảm thấy bất lực họ mới tránh né đau khổ và tìm kiếm sự an tòan (Dweck & Leggett, 1988) hoặc khi họ cảm thấy không đủ khả năng đương đầu với đau khổ (Bandura, 1986).

    Nhà trị liệu không nhất thiết phải để thân chủ đương đầu với những trải nghiệm đau thương đã từng dồn nén rất sâu trong lòng, ví dụ những trải nghiệm bị xâm hại từ thời thơ ấu. Nếu những điều kiện an toàn mà nhà trị liệu mang lại giúp thân chủ bắt đầu phát triển một cảm nhận về khả năng bình phục và tăng trưởng của mình, họ sẽ dần dần mong muốn đối mặt với những trải ngiệm như thế nếu như họ thấy việc này là cần thiết để giúp họ có thể tiếp tục phát triển. Từ điểm mốc đó trở đi, những trải nghiệm đau thương ấy sẽ dần dần lộ diện như một phần của tiến trình tự bình phục.

    Nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm khởi đi từ vị trí của thân chủ vào lúc bắt đầu tiến trình trị liệu. Nếu vấn đề của thân chủ khiến họ cảm thấy nặng lòng triền miên, nhà trị liệu sẽ tập trung làm việc với họ về những gì mà họ đang bận tâm chứ không đánh giá rằng “có những vấn đề sâu xa hơn cần phải đối mặt”. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin vào khả năng của thân chủ trong việc tự định hướng và tự điều chỉnh bản thân. Đây là khía cạnh quan trọng nhất của việc trị liệu và thân chủ sẽ tự đi sâu hơn trong việc khám phá bản thân khi họ thấy đó là việc cần thiết.

Tại sao nhiều người không tìm đến tham vấn và trị liệu tâm lý?

(Tư vắn Khai Tâm) Hiện nay cuộc sống hiện đại đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho con người phát triển một cách toàn diện ở nhiều phương diện khác nhau trong cuộc sống, tuy nhiên nó cũng tạo ra rất nhiều thách thức và sức ép làm cho mọi người có những khó khăn trong tâm lý, trong cung cách ứng xử của cuộc sống đời thường.

Một thực tế cho thấy, ngày càng nhiều người gặp những căng thẳng tâm lý, những khó khăn trong các kỹ năng sống, xung đột giá trị sống của bản thân với người khác…



1. Mọi người sẽ ứng xử ra sao với các vấn đề của mình?

Có những người có nhận thức tốt trong việc bảo vệ sức khỏe tâm lý của mình nên đã tự tìm đến với các trung tâm tư vấn tâm lý để nhờ đến sự

2. Nguyên nhân vì sao như vậy?

Câu trả lời chính là việc họ không nhận ra sự bất thường của chính họ. Thường chỉ là những người thân xung quanh họ mới nhận thấy, vì vậy họ không có nhu cầu tham vấn và điều trị. Có một số người biết mình bất thường nhưng không dám tìm đến các nhà tham vấn trị liệu tâm lý vì sợ “dư luận xung quanh lên án”, hoặc chính họ có định kiến sai lầm, không thích bộc lộ cho các nhà tham vấn và trị liệu tâm lý biết. 

    Nhưng lý do chủ yếu không đến các cơ sở tham vấn tâm lý là do những vấn đề tâm lý của chính họ. Đó có thể là những người sợ bị người khác đánh giá, hoặc họ bị mắc chứng ám sợ khoảng trống gặp khó khăn, thậm chí không thể ra khỏi nhà để đến các cơ sở điều trị., những người bị hoang tưởng không tin vào các thầy thuốc tâm thần. Những người bị trầm nhược có thể do nhút nhát không dám đến các phòng khám tâm thần. Hoặc do hiểu không đúng vấn đề của mình về tâm lý nên đã tìm đến các bác sỹ tâm thần hoặc các cơ sở khám bệnh tâm thần. Chính vì vậy, họ luôn bị mất thời gian trong việc xác định chính xác vấn đề tâm lý của bản thân đã tạo ra sự thiếu tin tưởng đối với các trung tâm tham vấn tâm lý.

    Thực tế cũng cho thấy, nhiều người chạy chữa rất nhiều nơi, uống đủ các loại thuốc tây, tàu vẫn không khỏi bệnh. Vậy họ không tin vào những liệu pháp tâm lý có thể chữa khỏi bệnh hoặc họ luôn nghĩ rằng đến gặp các chuyên gia tham vấn tâm lý là để nhận được lời khuyên như vậy sẽ ít có tác dụng với vấn đề của họ gặp phải. Đây là điều dễ hiểu và cần được thông cảm. Đó là nét tâm lý nghi ngờ về hiệu quả khi làm việc với các chuyên gia. Đa số khách hàng khi đến tham vấn tâm lý thường chỉ muốn giải quyết 1 lần là xong việc. Họ mong muốn cần phải giải quyêt ngay bức xúc của bản thân trong một thời gian hêt sức ngắn. Họ không nghĩ rằng vấn đề khó khăn của mình là một quá trình tích tụ lâu dài. Cho nên nhà tham vấn không thể trợ giúp họ giải quyêt ngay được mà cần phải tiến hành tháo gỡ dần dần. Sự thành công phụ thuộc rất lớn vào sự nỗ lực cố gắng giải quyết của cá nhân dưới sự trợ giúp của các chuyên gia tham vấn tâm lý.

3. Có nên đến tham vấn và trị liệu tâm lý?

Thật ra khi có những biểu hiện khó khăn về mặt tâm lý và tinh thần mọi người nên đến gặp các chuyên gia tham vấn tâm lý để được trợ giúp. Đây là một hướng đi đúng, rất khoa học và hiệu quả. Vì khi đến đây các chuyên gia sẽ giúp bạn xác định được vấn đề của mình cần phải trị liệu tâm lý hay điều trị bệnh tâm thần. Có làm như vậy vừa không mất thời gian, tiền bạc và có hướng giải quyết nhanh.Trong khi đến tham vấn tâm lý mọi người có thể được trợ giúp để tăng khả năng tự giải quyết vấn đề của mình. Các vấn đề có thể chỉ cần trợ giúp của các chuyên gia trong khám phá cảm xúc bản thân, đối đầu với vấn đề gặp phải hoặc xác định được mục tiêu giải quyết, các lo hãi.v.v…Cũng có những vấn đề cần phải dùng đến các liệu pháp tâm lý. Mà các liệu pháp tâm lý có thể giúp đỡ rất nhiều trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến bệnh lý vốn đã kéo dài, ảnh hưởng nặng nề tới đời sống và đôi khi nó là cách điều trị duy nhất có hiệu quả với một chứng tâm bệnh nào đó mà cá nhân gặp phải.

    Cách khôn ngoan nhất khi bạn gặp những vướng mắc về tâm lý mà không thể tự mình giải quyết được, hãy đến với các chuyên gia tham vấn tâm lý để được trợ giúp. Đó là sự lựa chọn khoa học và hiệu quả.

Tham vấn và Công tác xã hội khác nhau ở những điểm gì?

(Tư vấn Khai Tâm) Tham vấn và công tác xã hội đều là những nghề nghiệp nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống và cảnh huống của họ; chúng khá giống nhau ở chỗ chúng đều là những công việc trợ giúp. Phạm vi của công tác xã hội rộng hơn.




    Công tác xã hội đưa ra sự can thiệp ở các lĩnh vực khác nhau nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình, và/hoặc cộngđồng. Chẳng hạn, các cán bộ xã hội giúp thân chủ tiếp cận các nguồn lực, ủng hộ các quyền của thân chủ ở cấp chính quyền, và làm việc để cải thiện tình hình kinh tế của trẻ em, gia đình, và cộng đồng.

    Phạm vi của tham vấn cụ thể hơn phạm vi của công tác xã hội, chủ yếu tập trung vào các vấn đề tâm lý và tình cảm của các cá nhân, nhóm, và gia đình. Tham vấn là một phần của công tác xã hội, và là một công cụ chủ yếu giúp đỡ mọi người cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Nhà tham vấn thường sử dụng các hoạt động công tác xã hội để giúp đỡ thân chủ, ví dụ, hoạt động như một người kết nối hoặc giúp thân chủ tìm đến các nguồn lực có thể mang lại lợi ích cho họ trong cộng đồng. Chẳng hạn công việc của nhà tham vấn có thể bao gồm, giúp trẻ đường phố trở thành thành viên của các lớp học cơ sở, tìm câc mái ấm, hoặc giúp gia đình trẻ tiếp cận với những chương trình tín dụng để cải thiện tình hình tài chính của họ. Nói cách khác, nhà tham vấn tham gia vào các hoạt động công tác xã hội và ngược lại.

    Một ví dụ khác, việc khuyến khích một trẻ là nạn nhân của sự loạn luân đã bỏ học quay trở lại trường nhằm tăng cường lòng tự trọng của em là sự hỗ trợ theo một nghĩa nào đó, nhưng để thực sự thành công trong việc giúp đỡ em thì sự can thiệp không thể chỉ dừng ở đó. Cô bé cần sự giúp đỡ để hiểu và giải quyết cốt lõi của vấn đề/khó khăn em đang gặp phải. Những trải nghiệm đau đớn vì bị lạm dụng đã ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần hiện tại của em như thế nào? Em nghĩ và cảm nhận về bản thân như thế nào? Em có cảm giác gì về những chuyện đã xảy ra với em? (chẳng hạn, em có tự trách mình không? Em có bị mặc cảm tội lỗi ám ảnh không?). Tham vấn với cô bé này đòi hỏi phải hình dung được sự lạm dụng đã tác động đến ý nghĩ và cảm giác của em như thế nào qua việc lắng nghe và sử dụng các kỹ năng giao tiếp. Có thể cần thiết phải giúp cô bé tìm ra một vài cách sắp xếp lại cuộc sống nếu em vẫn đang bị ngược đãi (một ví dụ về hoạt động công tác xã hội). Nếu tình huống đã thay đổi, (chẳng hạn, thủ phạm lúc này không còn sống trong nhà nữa), nhà tham vấn sẽ làm việc với gia đình cô bé, nếu có thể, để giúp họ thay đổi cách xử sự có nguy cơ dẫn đến vấn đề của cô bé trở nên nghiêm trọng (chẳng hạn, bác bỏ sự lạm dụng đã xảy ra trong gia đình, bếu xấu cô bé, không thừa nhận những tổn thương đã gây ra cho cô bé). Tham vấn sẽ giúp cô bé thay đổi cách nghĩ và cảm nhận về bản thân em (tăng cường lòng tự trọng và cải thiện trạng thái tâm lý của em)

Sưu tầm

Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý

(Tư vấn Khai Tâm) Phương pháp xúc cảm thuần lý (RET) do Albert Ellis (1902- 1994) xây dựng năm 1962 xuất phát từ niềm tin vào việc cho lời khuyên trực tiếp và giải thích trực tiếp hành vi cuả TC.



Phương pháp này bao gồm việc đối mặt và thách thức điều mà Ellis gọi là niềm tin phi lý, thuyết phục thân chủ thay thế những niềm tin khiến thân chủ nghĩ không tốt về bản thân hoặc khiến người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu.
Theo Ellis, vấn đề của TC ( những rỗi nhiễu xúc cảm) là do những niềm tin sai lệch hoặc những mong muốn thái quá, không phù hợp gây ra. Ông đã làm sáng tỏ những ý nghĩ và niềm tin phi lý mà theo ông là nguồn gốc gây nên phần lớn những ứng xử không thích ứng của chúng ta nói chung và của TC nói riêng . Những ý nghĩ và niềm tin phi lý đó là:1. Điều cơ bản là được mọi người tiếp xúc với ta yêu mến

Kiểu suy nghĩ tuyệt đối hoá

Đây là kiểu nhận thức mà chúng ta nhìn nhận sự kiện thiên lệch ở 2 đối cực, hoặc là tất cả hoặc là không có gì. Cách nghĩ điển hình là “Tôi luôn luôn làm tốt và chiếm được sự đồng tình, ủng hộ của người khác”; “ Người khác nên đối xử với tôi theo đúng cách mà tôi thích”...Thực tế trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng nhận được sự đồng tình của người khác. Khi không nhận được những điều này, chúng ta trở nên thất vọng tràn trề dẫn đến đổ vỡ niềm tin mà mình đã xây dựng nên.

Trầm trọng hoá, quan trọng vấn đề

Kiểu này liên quan đến việc người nào đó nhìn nhận một thất bại không đáng kể như một tai hoạ, một tổn thất lớn, dẫn đến mất niềm tin vào bản thân, người khác và xã hội.

Tự ám thị mình không có khả năng chịu đựng thất bại: 

Những người có kiểu tư duy này không có khả năng chịu đựng những hoàn cảnh không thuận lợi trong cuộc sống.

Cảm giác sự vô tích sự, vô giá trị của bản thân

Đây là biến thể của kiểu khái quát vội vàng, những người có kiểu nhận thức này thường tin rằng mình là kẻ vô tích sự hoặc không có khả năng gì.Ellis (1976) đã trình bày cách thức mà một hậu quả cảm xúc (C) phần lớn được cho là do 1 sự kiện thúc đẩy (A) nhưng thực ra là do con người tin tưởng (B) khi đối mặt với sự kiện thúc đẩy theo mô hình ABC khiến cho người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu.

Để thực hiện được mục đích trên, NTV phải có nhiệm vụ:

Khuyến khích , thuyết phục, chiều chuộng thúc đẩy TC tham gia vào các hoạt động đã làm cho họ chùn bước hoặc sợ hãi. Làm cho sáng tỏ các quá trình tư duy của TC, làm cho TC ý thức được điều gì không hợp lý khiến họ tri giác khách quan hơn các sự kiện, tìm ra những giải pháp mới làm giảm lo âu, thay thế các ứng xử không thích nghi bằng những ứng xử mới có thể làm cho mình sung sướng hơn do có khả năng hơn trong việc liên hệ được giữa những nhu cầu riêng với đòi hỏi của cuộc sống và môi trường luôn luôn thay đổi.Ellis đưa ra kỹ thuật tham vấn liên quan đến 5 bước cơ bản :

    Đầu tiên, NTV cần thuyết phục TC rằng họ đang có những ý nghĩ không hợp lý.Để có thể trợ giúp TC nhận diện được những suy nghĩ phi lôgic và những niềm tin bất hợp lý, Ellis đã phát triển các kỹ thuật tiếp cận TC đặc trưng sau:Mô hình ABC mối liên quan với sự hình thành nhân cách. Ellis tin rằng rất ít khi bản thân tình huống A gây ra stress (C) dẫn đến thất bại hoặc ứng xử thiếu thích nghi, mà phần lớn là do niềm tin (B) đã thấm sâu vào tình huống đó. 
    Vì vậy qua quá trình linh hoạt, trực tiếp trong đó NTV giúp TC xác định sự bất hợp lý trong suy nghĩ, trợ giúp TC trong việc chống chọi và thách thức những niềm tin phi lý. Ví dụ thay vì tôi nghĩ “Tôi chẳng là gì.”, “Tôi xấu.”; “Tôi không bao giờ tìm được người nào khác như người đó.”, TC có thể bắt đầu luyện tập để nói với chính mình rằng “Tôi có một số ưu điểm nhất định” , “ Tôi sẽ tìm được một người khác” trong một phương pháp linh hoạt để chống lại những ý nghĩa tiêu cực về bản thân.

Bài tập ở nhà về nhận thức

Phương pháp tham vấn của Ellis không chỉ kết thúc ở văn phòng tham vấn mà còn tạo điều kiện để TC có thể thực hiện một cách linh hoạt và chủ động việc cấu trúc lại nhận thức khi ở ngoài văn phòng tham vấn. Ellis gợi ý rằng TC nên tiếp tục chống lại những niềm tin phi lý, xác định những gì nên làm, phải làm để loại bỏ những suy nghĩ tuyệt đối hoá dẫn đến những niềm tin phi lý như vậy và liên tục làm việc để tổ chức lại suy nghĩ của họ sao cho chúng trở nên ít bị giới hạn và trở nên tự do hơn trong cuộc sống.

Đọc sách

Đọc sách là một kĩ thuật đặc biệt mà Ellis chứng minh rằng nó rất hữu ích cho việc trợ giúp TC thay đổi một cách chủ động những suy nghĩ và hành động về chính vấn đề của họ thông qua việc tự mình lĩnh hội kiến thức chính thống được trình bày trong sách báo.

Đóng vai

TC có thể thử về hành vi mới cả ở văn phòng lẫn ở nhà bằng việc đóng vai. Quá trình linh hoạt này giúp thách thức những niềm tin phi lý đang tồn tại và cung cấp một hệ thống hành vi bước đầu cho sự thay đổi tiếp sau.

Bài tập tấn công sự xấu hổ:

Ellis cho rằng các cá nhân thường xuyên quá bị ảnh hưởng bởi những vấn người khác nghĩ về họ. Để làm giảm sự ảnh hưởng này ông gợi ý rằng các cá nhân nên làm trái với những điều mang tính xã hội thông thường và luyện tập để tạo nên sự khác biệt. Điều này cho phép các cá nhân dẹp bỏ những điều nên làm và phải làm và hành động một cách tự do, thoải mái hơn.

Bài tập tưởng tưởng:

Ellis khuyến khích TC tưởng tượng bản thân họ muốn họ như thế nào.Sự tưởng tượng, đặc biệt kèm theo sự luyện tập hành vi, có thể làm thay đổi cách tồn tại của một cá nhân trên thế giới.Những kĩ thuật ứng xử: Ellis khuyến khích sử dụng bất kì kĩ thuật ứng xử nào có thể dễ dàng đưa lại sự thay đổi của TC. Những liệu pháp như điều kiện hoá thao tác, mẫu hành vi, luyện tập, kiểm soát bản thân, tràn ngập, chìm ngập của trường phái hành vi đều có thể được sử dụng trong REBT.

Những kĩ thuật xúc cảm:

Mặc dù rất tập trung vào nhận thức nhưng Ellis không quên vai trò của xúc cảm. Thay cho việc không tin rằng bản thân, tâm hồn thanh thản đã chứa đựng trong nó tác dụng chữa bệnh, Ellis cho rằng việc xem xét tình cảm và hiểu cảm xúc của một người nào đó có thể là kết quả của những suy nghĩ phi lí. Vì thế, Ellis khuyến khích TC đi sâu hơn vào những cảm xúc của họ trong sự nỗ lực tạo nên sự kiểm soát nghiêm túc bản thân với hệ thống niềm tin đã tồn tại của họ.REBT được đánh giá với những ưu và nhược điểm như sau:

Cách thức trợ giúp TC của REBT chỉ là thuyết phục họ thay đổi suy nghĩ và niềm tin phi lý trên cơ sở đưa ra những bằng chứng về sự phi lý nên có thể không đạt được hiệu quả bởi trên thực tế niềm tin của con người nói chung rất khó thay đổi và không phải lúc nào mọi suy nghĩ và niềm tin phi lý của con người cũng là nguyên nhân của những xúc cảm âu lo, hành vi bất thường ở họ.

Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức

(Tư vấn Khai Tâm) Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức quan niệm rằng con người không phải là sinh vật chủ yếu thụ động, duy nhất nằm dưới sự kiểm tra của môi trường. Cung cách con người phản ứng với các tình huống và các sự kiện gặp phải sinh ra từ sự hiểu biết và nhận thức về chúng.







Khi sự hiểu biết nhận thức dựa trên các niềm tin phi lý nó thường gây ra các hỗn loạn cảm xúc và các ứng xử không thích ứng. Nói cách khác đi, chính những ý nghĩ không hợp lý hoặc tai hại đứng trước các tình huống “hoạt hoá” phần lớn chịu trách nhiệm về các rỗi nhiễu hành vi.

    Ngoài ra theo Rotter (1966) cung cách cảm nhận cách ứng xử của chúng ta và hậu quả của chúng tuỳ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm nhân cách của chúng ta. Như vậy, một số người thường có xu hướng gán hành động của mình với các nguyên nhân từ bên trong,  một số người khác thì cho đó là nguyên nhân từ bên ngoài. Vậy hai kiểu người này khác nhau ở sự thực hiện việc kiểm soát hành động của họ, được Rotter phân biệt thành người hướng nội và hướng ngoại.

    Người hướng ngoại tin rằng ở mọi thời điểm họ đều có thể tác động lên môi trường và cuối cùng họ luôn chịu trách nhiệm về các điều xảy ra với họ. Đó là những người năng động, chủ động, có khuynh hướng phân tích các việc phải làm và nhìn nhận hoạt động nhằm phát hiện các yếu tố kém, các điểm mạnh của tình huống và hành động của họ. Khi thất bại họ không ngần ngại và tự buộc tội mình là thiếu cố gắng, thiếu kiên trì.
Ngược lại những người hướng nội lại cho rằng sự kiểm tra có từ bên ngoài các điều kiện khác nhau trong cuộc đời họ và cung cách họ thay đổi là do người khác hoặc do sự may mắn tình cờ. Đó là những con người thụ động hơn, kém khả năng, dễ dàng gán thất bại của mình do việc thiếu năng lực của bản thân.

    Từ những năm 1960, các tác giả như Albert Ellis, Aaron Beck, Donald Meichenbaum, Michael Mahoney đã phát triển lý thuyết về các phương pháp tiếp cận thân chủ của riêng mình theo trường phái TLH nhận thức và đã đưa tham vấn cũng như trị liệu nhận thức trở nên phổ biến trên thế giới.
    

    Gần đây một số NTV nhận thức đã chuyển sang quan điểm mang tính tích cực về cách con người suy nghĩ và tạo nên ý nghĩa của thế giới. Trong khi những NTV duy lý truyền thống theo trường phái nhận thức coi tham vấn nhận thức như một quá trình tiếp cận có bài bản liên quan đến việc thay thế những suy nghĩ không hợp lý thành những suy nghĩ hợp lý hơn thì những NTV có quan điểm tích cực lại cho rằng mỗi cá nhân là một thực thể phức tạp và phong phú, có thể có những động cơ vô thức để liên tục thích nghi nhận thức  trong những nỗ lực cố gắng tạo nên ý nghĩa của thế giới.

    NTV nhận thức truyền thống tin vào những suy nghĩ hợp lý hay không hợp lý của cá nhân từ khi sinh ra. Những khả năng suy nghĩ này được tăng cường qua thời gian được thiết lập và khó thay đổi hoặc mất đi. Mặc dù cảm xúc và hành vi có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của cá nhân nhưng những NTV nhận thức truyền thống tập trung vào các quá trình suy nghĩ, tin rằng những suy nghĩ không hợp lý có thể được thay thế bằng những suy nghĩ hợp lý trong hầu hết các tình huống khẩn cấp.
    

    Còn những NTV có quan điểm tích cực nhấn  mạnh cách xây dựng thực tế của chúng ta dựa vào sự tương tác  phức tạp giữa suy nghĩ, hành động và cách cảm nhận thế giới với sự sáng tạo độc đáo của mỗi cá nhân tạo nên sự duy nhất trong hệ thống ý nghĩa của mỗi người.Hướng tiếp cận này quan niệm tham vấn là một nỗ lực để hiểu làm thế nào con người tạo ra ý nghĩa của cuộc sống, tìm cách can thiệp với cá nhân nhằm làm thay đổi hệ thống ý nghĩa được tạo ra của họ.
   

    Trong khi những người duy lý sử dụng giác quan , tính logic và những suy nghĩ hợp lý thông thường nhằm thay đổi nhận thức thì những người có quan điểm tích cực lại sử dụng các kỹ thuật như là  kể chuyện, lấy ví dụ, phân tích, sự gợi ý trừu tượng, vô thức  và các quá trình phức tạp khác để trợ giúp cá nhân thích nghi với một hệ thống ý nghĩa mới -  một giai đoạn  mới về thế giới mang tính thích nghi hơn.

    Mặc dù hai cách phát triển thuyết nhận thức nêu trên có một số điểm khác biệt nhưng nhìn chung chúng vẫn giống nhau ở nhiều khía cạnh, cho rằng cá nhân có thể thay đổi  và không bị quy định bởi kinh nghiệm thời thơ ấu, cách nhìn hiện tại của cá nhân về thế giới là chìa khoá tạo nên sự thay đổi. Cả cách hợp lý và cách thức đối chiếu nhìn nhận sâu sắc bản thân có sự phân tích ý nghĩa từ NTV đều cung cấp cho TC một quá trình thay đổi phức tạp trong những suy nghĩ không thực tế; phủ nhận quan niệm nhấn mạnh đến động cơ vô thức và các quá trình vô thức của Phân tâm học {40,95}.


    Mục đích của phương pháp tiếp cận nhận thức là NTV trợ giúp TC trong việc phân tích tình huống phải đối đầu, vạch ra những điều bất hợp lý  trong nhận thức để đi đến thay đổi chúng, giúp thân chủ thích nghi hơn với hoàn cảnh.
Phương pháp tiếp cận nhận thức có các phương pháp tiếp cận nhỏ sau đây:


- Phương pháp xúc cảm thuần lý của Ellis (RET, Rational Emotive Therapy)
Phương pháp xúc cảm thuần lý (RET) do Albert Ellis (1902- 1994)  xây dựng năm 1962 xuất phát từ niềm tin vào việc cho lời khuyên trực tiếp và giải thích trực tiếp hành vi cuả TC. Phương pháp này bao gồm việc đối mặt và thách thức  điều mà Ellis gọi là niềm tin phi lý, thuyết phục thân chủ thay thế những niềm tin khiến thân chủ nghĩ không tốt về bản thân hoặc khiến người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu.


Theo Ellis, vấn đề của TC ( những rỗi nhiễu xúc cảm) là do những niềm tin sai lệch hoặc những mong muốn thái quá, không phù hợp gây ra. Ông đã làm sáng tỏ những ý nghĩ và niềm tin phi lý mà theo ông là nguồn gốc gây nên phần lớn những ứng xử không thích ứng của chúng ta nói chung và của TC nói riêng . Những ý nghĩ và niềm tin phi lý đó là:


1. Điều cơ bản là được mọi người tiếp xúc với ta yêu mến
2. Điều quan trọng bậc nhất là lúc nào cũng giỏi dang, thích đáng, có khả năng làm tốt những việc mình làm.
3. Cuộc sống là tai  hoạ khi sự việc không đi đúng hướng mà ta mong muốn.
4. Những người muốn điều xấu cho ta phải luôn bị khiển trách hoặc trừng phạt
5. Giải pháp hoàn hảo lúc nào cũng cần có để chống lại những thực tế tệ hại của cuộc sống (Trích bảng 4.5, Những niềm tin phi lý {40,96}). 

    Những suy nghĩ và niềm tin này dựa trên những nhu cầu cơ bản được khắc sâu trong mỗi chúng ta (xem thuyết nhu cầu của Maslow) và thoả mãn chúng là cần thiết để chúng ta lai thăng bằng. Nhưng, một cách ngược đời, chính chúng ta lai gán cho các nhu cầu đó những giá trị sai lầm làm cho việc thực hiện chúng trở nên khó khăn hoặc không thể tiến hành được. Kết quả là bản thân chúng ta phải hứng chịu những rối loạn cảm xúc gây ra lo âu và gây nên phần lớn những ứng xử không thích hợp như :


Kiểu suy nghĩ tuyệt đối hoá: Đây là kiểu nhận thức mà chúng ta nhìn nhận sự kiện thiên lệch ở 2 đối cực, hoặc là tất cả hoặc là không có gì. Cách nghĩ điển hình là “Tôi luôn luôn làm tốt và chiếm được sự đồng tình, ủng hộ của người khác”; “ Người khác nên đối xử với tôi theo đúng cách mà tôi thích”...Thực tế trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng nhận được sự đồng tình của người khác. Khi không nhận được những điều này, chúng ta trở nên thất vọng tràn trề dẫn đến đổ vỡ niềm tin mà mình đã xây dựng nên.
 

Trầm trọng hoá, quan trọng vấn đề : Kiểu này liên quan đến việc người  nào đó nhìn nhận một thất bại không đáng kể như một tai hoạ, một tổn thất lớn, dẫn đến mất niềm tin vào bản thân, người khác và xã hội.
 

Tự ám thị mình không có khả năng chịu đựng thất bại: Những người có kiểu tư duy này không có khả năng chịu đựng những hoàn cảnh không thuận lợi trong cuộc sống.
Khái quát hoá một cách vội vã, thái quá: Là những người chỉ căn cứ vào một, hai biểu hiện đã vội vã kết luận, khái quát sai lệch hoặc không chính xác về sự kiện, hoàn cảnh xảy ra với mình.
 

Cảm giác sự vô tích sự, vô giá trị của bản thân:

Đây là biến thể của kiểu khái quát vội vàng, những người có kiểu nhận thức này thường tin rằng mình là kẻ vô tích sự hoặc không có khả năng gì. {13,144}
Ellis (1976) đã trình bày cách thức mà một hậu quả cảm xúc (C) phần lớn được cho là do 1 sự kiện thúc đẩy (A) nhưng thực ra là do con người tin tưởng (B) khi đối mặt với sự kiện thúc đẩy theo mô hình ABC khiến cho người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu


Mục đích của phương pháp là NTV cùng với TC phân tích tình huống phải đối đầu và rút ra kết luận về những suy nghĩ và niềm tin không hợp lý. Từ đó đi đến điều chỉnh những suy nghĩ và niềm tin không hợp lý này.
 

Để thực hiện được mục đích trên, NTV phải có nhiệm vụ:
Khuyến khích , thuyết phục, chiều chuộng thúc đẩy TC tham gia vào các hoạt động đã làm cho họ chùn bước hoặc sợ hãi {31,67}
Làm cho sáng tỏ các quá trình tư duy của TC, làm cho TC ý thức được điều gì không hợp lý khiến họ tri giác khách quan hơn các sự kiện, tìm ra những giải pháp mới làm giảm lo âu, thay thế các ứng xử không thích nghi bằng những ứng xử  mới có thể làm cho mình sung sướng hơn do có khả năng hơn trong việc liên hệ được giữa những nhu cầu riêng với đòi hỏi của cuộc sống và môi trường luôn luôn thay đổi.

Ellis đưa ra kỹ thuật tham vấn liên quan đến 5 bước cơ bản

Đầu tiên, NTV cần thuyết phục TC rằng họ đang có những ý nghĩ không hợp lý.
Thứ 2, NTV cần chỉ ra cho TC thấy cách họ đang duy trì những suy nghĩ phi lôgic và không hợp lý này.
Thứ 3, TC cần được học cách thách thức những niềm tin không hợp lý của họ.
Thứ 4, TC cần được biết làm cách nào các niềm tin phi lý lại được bản thân tiếp thu.
Thứ 5, TC cần phải hành động để phát triển  một cách sống hợp lý hơn trên thế giới.
Để có thể trợ giúp TC nhận diện được những suy nghĩ phi lôgic và những niềm tin bất hợp lý, Ellis đã phát triển các kỹ thuật tiếp cận TC đặc trưng sau:
Mô hình ABC mối liên quan với sự hình thành nhân cách. Ellis tin rằng rất ít khi bản thân tình huống A gây ra stress (C) dẫn đến thất bại hoặc ứng xử thiếu thích nghi, mà phần lớn là do niềm tin (B) đã thấm sâu vào tình huống đó. Vì vậy qua quá trình linh hoạt, trực tiếp trong đó NTV giúp TC xác định sự bất hợp lý trong suy nghĩ, trợ giúp TC trong việc chống chọi và thách thức những niềm tin phi lý. Ví dụ thay vì tôi nghĩ “Tôi chẳng là gì.”, “Tôi xấu.”; “Tôi không bao giờ tìm được người nào khác như người đó.”, TC có thể bắt đầu luyện tập để nói với chính mình rằng “Tôi có một số ưu điểm nhất định” , “ Tôi sẽ tìm được một người khác” trong một phương pháp linh hoạt để chống lại những ý nghĩa tiêu cực về bản thân.
 

Bài tập ở nhà về nhận thức: Phương pháp tham vấn của Ellis không chỉ kết thúc ở văn phòng tham vấn mà còn tạo điều kiện để TC có thể thực hiện một cách linh hoạt và chủ động việc cấu trúc lại nhận thức khi ở ngoài văn phòng tham vấn. Ellis gợi ý rằng TC nên tiếp tục chống lại những niềm tin phi lý, xác định những gì nên làm, phải làm để loại bỏ những suy nghĩ tuyệt đối hoá dẫn đến những niềm tin phi lý như vậy và liên tục làm việc để tổ chức lại suy nghĩ của họ sao cho chúng trở nên ít bị giới hạn và trở nên tự do hơn trong cuộc sống.

Đọc sách: Đọc sách là một kĩ thuật đặc biệt mà Ellis chứng minh rằng nó rất hữu ích cho việc trợ giúp TC thay đổi một cách chủ động những suy nghĩ và hành động về chính vấn đề của họ thông qua việc tự mình lĩnh hội kiến thức chính thống được trình bày trong sách báo.
Đóng vai: TC có thể thử về hành vi mới cả ở văn phòng lẫn ở nhà bằng  việc đóng vai. Quá trình linh hoạt này giúp thách thức những niềm tin phi lý đang tồn tại và cung cấp một hệ thống hành vi bước đầu cho sự thay đổi tiếp sau.

Bài tập tấn công sự xấu hổ: Ellis cho rằng các cá nhân thường xuyên quá bị ảnh hưởng bởi những vấn người khác nghĩ về họ. Để làm giảm sự ảnh hưởng này ông gợi ý rằng các cá nhân nên làm trái với những điều mang tính xã hội thông thường và luyện tập để tạo nên sự khác biệt. Điều này cho phép các cá nhân dẹp bỏ những điều nên làm và phải làm và hành động một cách tự do, thoải mái hơn.

Bài tập tưởng tượng: Ellis khuyến khích TC tưởng tượng bản thân họ muốn họ như thế nào.Sự tưởng tượng, đặc biệt kèm theo sự luyện tập hành vi, có thể làm thay đổi cách tồn tại của một cá nhân trên thế giới.
Những kĩ thuật ứng xử: Ellis khuyến khích sử dụng bất kì kĩ thuật ứng xử nào có thể dễ dàng đưa lại sự thay đổi của TC. Những liệu pháp như điều kiện hoá thao tác, mẫu hành vi, luyện tập, kiểm soát bản thân, tràn ngập, chìm ngập của trường phái hành vi đều có thể được sử dụng trong REBT.

Những kĩ thuật xúc cảm: Mặc dù rất tập trung vào nhận thức nhưng Ellis không quên vai trò của xúc cảm. Thay cho việc không tin rằng bản thân, tâm hồn thanh thản đã chứa đựng trong nó tác dụng chữa bệnh, Ellis cho rằng việc xem xét tình cảm và hiểu cảm xúc của một người nào đó có thể là kết quả của những suy nghĩ phi lí. Vì thế, Ellis khuyến khích TC đi sâu hơn vào những cảm xúc của họ trong sự nỗ lực tạo nên sự kiểm soát nghiêm túc bản thân với hệ thống niềm tin đã tồn tại của họ.
REBT là một phương pháp tiếp cận TC chủ động, linh hoạt, trực tiếp và mang tính giáo dục. Ellis không tin vào mối quan hệ  đòi hỏi những điều kiện thiết yếu và đầy đủ như C.Rogers đưa ra trong phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân. Đối với Ellis, điều quan trọng là niềm tin của TC vào triết lý của REBT, NTV chỉ bảo cho TC hoàn cảnh, cảm xúc, niềm tin, hậu quả của những suy nghĩ và khuyến khích TC đương đầu một cách chủ động với hoàn cảnh để đạt đến sự mới mẻ trong suy nghĩ và trong cuộc sống. Ellis tin rằng TC phải tạo được sự chuyển đổi từ việc là nạn nhân trong hoàn cảnh của chính mình trở thành người có thể kiểm soát được cuộc sống của bản thân, tạo nên sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi.
          REBT được đánh giá với những ưu và nhược điểm như sau:
Về ưu điểm:  REBT rất có hiệu quả đối với người lớn đặc biệt trong trường hợp bị trầm nhược hoặc bị rối nhiễu lo âu. REBT dễ áp dụng trong thực tiễn và dễ giải toả được những cảm xúc tức thời cho TC, giúp họ ứng phó tốt hơn với vấn đề hiện tại của bản thân.
Về nhược điểm: REBT không coi trọng hiệu quả của mối quan hệ giữa NTV và TC.  REBT ít có hiệu quả với những TC mà rối nhiễu cảm xúc của họ là do những mâu thuẫn, xung đột dồn nén từ lâu trong vô thức hoặc những TC bản thân đã tự nhận thức được sự phi lí trong suy nghĩ , niềm tin ám ảnh của mình nhưng không thay đổi được.

REBT không cho phép TC được chủ động khám phá bản thân nên chưa giúp TC tìm ra được những tiềm năng của bản thân.
Với REBT, TC chỉ có thể ứng phó với vấn đề hiện tại chứ  không có khả năng đương đầu với những khó khăn trong tương lai, do đó quá trình tham vấn không có hiệu quả triệt để.

Cách thức trợ giúp TC của REBT chỉ là thuyết phục họ thay đổi suy nghĩ và niềm tin phi lý trên cơ sở đưa ra những bằng chứng về sự phi lý nên có thể không đạt được hiệu quả bởi trên thực tế niềm tin của con người nói chung rất khó thay đổi và không phải lúc nào mọi suy nghĩ và niềm tin phi lý của con người cũng là nguyên nhân của những xúc cảm âu lo, hành vi bất thường ở họ.


Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

10 yêu cầu đối với Nhà tham vấn theo phương pháp tiếp cận Thân chủ - trọng tâm

(Tư vấn Khai Tâm) 10 yêu cầu đối với Nhà tham vấn theo phương pháp tiếp cận Thân chủ - trọng tâm

vo-lam-viec-7708_120_01








                      
                                                                                                                               1. Trung thực (congruent):

NTV phải thể hiện mình sao cho thân chủ nhận thức được anh ta (cô ta) là người "đáng tin cậy, chắc chắn, trung kiên", nghĩa là bất kỳ tình cảm hay thái độ nào NTV đang kinh nghiệm phải phù hợp với sự nhận thức của NTV về thái độ ấy. Khi điều đó xảy ra NTV là người đồng nhất hay nguyên vẹn vào lúc đó và thể hiện ra như NTV thật sự cảm thấy bên trong.


2. NTV phải diễn tả đầy đủ thông suốt để con người của mình có thể được truyền thông rõ ràng.

Khi NTV đang có thái độ phiền hà với một người khác những không ý thức được điều đó thì sự truyền thông của NTV chứa đựng những thông điệp trái nghịch nhau. Lúc đó có sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành vi của NTV. NTV truyền đạt sự phiền hà cho TC, khiến cho TC mất tin tưởng mặc dù chính TC cũng chẳng ý thức được điều gì đang gây khó khăn giữa họ. Thất bại của NTV, theo C. Rogers là không nghe được điều gì đang xảy ra trong mình, có những phòng vệ của bản thân không cho mình nhận thấy tình cảm của chính mình.


3. NTV phải để mình trải nghiệm những thái độ tích cực với TC như thái độ nồng hậu, chăm sóc, ưa thích quan tâm.

Điều này hoàn toàn không dễ bởi con người nói chung thường sợ sệt những tình cảm này. Chúng ta sợ rằng nếu mình được tự do trải nghiệm những tình cảm này đối với người khác thì mình sẽ bị mắc bẫy trong đó. Chúng đi tới chỗ đòi hỏi chúng ta hoặc chúng ta có thể thất vọng trong sự tin tưởng của chúng ta. Để phản ứng lại chúng ta có khuynh hướng giữ một khoảng cách giữa chúng ta và người khác, tỏ ra xa vời một thái độ "chuyên nghiệp", một liên hệ vô cá tính. Và NTV sẽ thực sự thành công nếu trong những liên hệ vào đó hay ở vào thời điểm nào đó anh ta học hỏi được rằng cũng an toàn khi anh ta liên hệ với người khác như một người mà mình có những tình cảm tích cực.


4. NTV phải có nhân cách đủ mạnh để biệt lập với TC, biết tôn trọng vững vàng những tình cảm, những nhu cầu của mình cũng như của TC.

NTV, theo C. Rogers phải có đủ mạnh mẽ trong sự biệt lập của mình để khỏi bị chán nản bởi sự suy nhược của TC, xao xuyến bởi nỗi sợ hãi của TC và đắm chìm bởi sự lệ thuộc của TC. NTV phải đủ gan dạ để không bị nô lệ hoá bởi tình yêu của TC và vẫn tồn tại biệt lập với những tình cảm và quyền lợi của chính mình.


5. NTV phải thấy có đủ sự an tâm để cho phép TC biệt lập với chính mình, phải cho phép thân chủ được hiện ra như tâm trạng anh ta (cô ta) lúc ấy, thành thật hay giả dối, ấu trĩ hay trưởng thành, tuyệt vọng hay quá tự tin.

NTV phải để cho TC được tự do là mình chứ không phụ thuộc vào lời khuyên ở vị thế ít nhiều phụ thuộc, rập khuôn theo NTV. NTV có thể tác động tương trợ với TC qua nhiều buổi gặp gỡ mà không can thiệp vào tự do của TC để phát triển một nhân cách khác hẳn với nhân cách của NTV.


6. NTV phải tự để mình vào hẳn trong thế giới tình cảm và ý nghĩa riêng tư của TC và nhìn chúng như TC đã nhìn thấy.

NTV có thể bước vào thế giới riêng của TC toàn diện đến nỗi NTV mất hết ý muốn đánh giá hay xét đoán nó nữa. NTV có thể đi vào đó một cách nhạy cảm tới độ tự do đi lại mà không dẫm đạp lên những ý nghĩa hết sức quý giá đối với thân chủ. Như vậy NTV sẽ cảm thấy thế giới của TC chính xác đến nỗi không những bắt được những ý nghĩa của kinh nghiệm hiển nhiên đối với họ mà cả những ý nghĩa tiềm tàng mà chính TC cũng chỉ lờ mờ hay lẫn lộn. Trong tác phẩm của mình C. Rogers đã trích câu nói của một TC để minh hoạ cho hiệu quả của yêu cầu này đối với NTV: "Mỗi khi tôi thấy một người vào một lúc nào đó, hiểu một phần con người tôi, thì tôi không sao tránh khỏi cái lúc mà tôi biết rằng họ lại không hiểu tôi... Điều tôi khổ công tìm kiếm là một người hiểu được tôi".

7. NTV phải chấp nhận mỗi khía cạnh của TC y như con người TC để cho TC thấy NTV chấp nhận họ như họ đang hiện ra và truyền đạt thái độ này cho TC.

Nếu NTV chỉ có thể tiếp nhận TC một cách có điều kiện, chấp nhận một số mặt nào của những tình cảm và âm thầm công khai phải đối những mặt khác thì quá trình tham vấn sẽ không có hiệu quả bởi TC sẽ phòng vệ với NTV, do đó TC không thể thay đổi hoặc tăng trưởng trên những phương diện mà NTV không chấp nhận họ trọn vẹn.


8. NTV phải hành động với đầy đủ tinh tế trong mối quan hệ với TC để cho cách đối xử của NTV không bị xem như một đe doạ.

NTV phải tránh cho TC ngay cả những dọa nhỏ nhất không phải vì sự nhạy cảm quá độ với TC mà vì nếu NTV có thể giải thoát TC hoàn toàn khỏi những đe doạ bên ngoài thì TC có thể bắt đầu cảm được và đối phó với những xung đột nội tâm mà họ thấy bị đe doạ trong chính bản thận họ.


9. NTV phải giải thoát TC khỏi cái sợ bị người khác đánh giá.

Một sự đánh giá tích cực về lâu về dày cũng mang tính đe doạ như một đánh giá tiêu cực vì bảo cho một người biết là họ tốt ngụ ý rằng mình cũng có quyền nói họ xấu. Do đó, NTV càng giữ mối quan hệ ngoài vòng phê phán và đánh giá thì càng dễ cho TC đạt tới lúc nhận ra rằng khả năng và trách nhiệm nằm trong chính họ. Điều này sẽ giúp TC được tự do để trở thành người chịu trách nhiệm cho chính mình.


10. NTV phải coi TC như một người đang trong tiến trình trưởng thành chứ không bị trói buộc bởi quá khứ của TC và quá khứ của bản thân NTV. NTV sẽ hạn chế khả năng thay đổi của TC nếu trong cuộc gặp gỡ NTV đối xử với TC như một đứa bé ấu trĩ, một học sinh dốt hay một người bị bệnh thần kinh.

NTV phải thừa nhận tất cả tiềm năng của TC, nhận thấy trong họ, hiểu biết trong họ con người mà họ đã được tạo dựng để trưởng thành.
Những yêu cầu mà C. Rogers đưa ra đối với NTV đã đóng góp lớn lao cho việc xây dựng những phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp cho nhà tham vấn và nghề tham vấn như trung thực, thấu cảm trọn vẹn, tôn trọng, chấp nhận TC, tin vào khả năng giải quyết của TC....

Thông tin chi tiết các bậc phụ huynh có thể tham khảo tại 
Trung tâm tư vấn tâm lý và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm.
Địa chỉ số 133-135 đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông tiến, TP Tuyên Quang
Email. drkhaitam@gmail.com
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900.88.66.83

Các giai đoạn của quá trình tham vấn

(Tư vấn Khai Tậm)

1. Giai đoạn 1: Xây dựng mối quan hệ mật thiết và lòng tin tưởng

- Đảm bảo cho thân chủ cảm thấy an toàn, thoải mái về môi trường vật lý

- Thông báo cho thân chủ về quá trình tham vấn, những vấn đề liên quan đến kỹ thuật như: độ dài của buổi
 gặp mặt, thời gian gặp mặt, số buổi gặp mặt, tần suất gặp mặt, vấn đề pháp lý,…

- Kỹ năng lắng nghe, thấu cảm và một số kỹ năng khác có thể hỗ trợ để thiết lập mối quan hệ.

2. Giai đoạn 2: Khám phá vấn đề

- Nhà tham vấn sử dụng kỹ năng thấu cảm ở cấp độ cao và sử dụng các câu hỏi thăm dò để khám phá vấn đề của thân chủ
- NTV cần xem xét lại những đánh giá nhận xét ban đầu của mình và có thể thay đổi nếu cần thiết.

3. Giai đoạn 3: Thấu hiểu và thiết lập mục tiêu

- Thân chủ có thể để nhà tham vấn đương đầu với anh ta (cô ta) và có thể đặt câu hỏi thăm dò với nhà tham vấn.
- Từ những khám phá thu được ở trên, nhà tham vấn cùng thân chủ thiết lập những mục tiêu của cuộc tham vấn dựa trên nhu cầu của thân chủ và hoàn cảnh cụ thể và định hướng lý thuyết của nhà tham vấn. Nhà tham vấn có thể đấy nhanh quá trình khám phá thế giới bên trong của thân chủ nhưng cũng phái chú ý đến nhu cầu của thân chủ. Nhà tham vấn chia sẻ vớí thân chủ những điều mà mình khám phá được và thân chủ bắt đầu giải quyết vấn đề dựa trên việc thiết lập những mục tiêu được xây dựng dựa trên những khám phá đó.
- Ở giai đoạn này, nhà tham vấn sử dụng kỹ năng đương đầu và thông đạt.

4. Giai đoạn 4: Giải quyết vấn đề

- Thân chủ bắt đầu giải quyết những vấn đề đã được khám phá ở giai đoạn 3 mà cả nhà tham vấn và thân chủ đều ưng thuận.
- Thân chủ là người tự chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề của mình một cách chủ động.
- Khi thân chủ đã thấu hiểu vấn đề thì TC sẽ sẵn sàng kết thúc cuộc tư vấn.

5. Giai đoạn 5: Kết thúc

Mối quan hệ nhà tham vấn và thân chủ là một trong số ít những mối quan hệ kết thúc khi hết thời hạn và thường thân chủ (nhà tham vấn) sẽ có những cảm giác mất mát, hẫng hụt. Chính vì vậy, trước khi kết thúc quá trình tham vấn thì nhà tham vấn nên nới lỏng mối quan hệ với thân chủ để tránh sự hẫng hút, bịn rịn có thể xảy ra.

6. Giai đoạn 6: Tiếp tục xem xét

- Sau khi kết thúc cuộc tham vấn, thân chủ có thể quay lại do nảy sinh vấn đề mới hay muốn làm rõ hơn vấn đề cũ, thân chủ muốn hiểu bản thân mình một cách sâu sắc hơn. Khi đó nhà tham vấn cùng thân chủ tiếp tục xem xét đề xác định thân chủ quay lại để tư vấn hay giới thiệu đến một nhà tư vấn khác.
- Việc tiếp tục xem xét này thường diễn ra trong khoảng một vài tuần đến 6 tháng sau khi kết thúc quá trình tham vấn.
- Qua đây nhà tham vấn có thể nhìn nhận những kỹ thuật đã thực hiện được thành công đến đầu và để nhà tham vấn tăng cường những thay đổi trong quá khứ.
- Nhà tham vấn có thể xem xét vấn đề của thân chủ bằng điện thoại hoặc gửi thư.

Thông tin chi tiết các bậc phụ huynh có thể tham khảo tại 
Trung tâm tư vấn tâm lý và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm.
Địa chỉ số 133-135 đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông tiến, TP Tuyên Quang
Email. drkhaitam@gmail.com
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900.88.66.83