Thứ Tư, 7 tháng 10, 2020

"Trầm cảm- Sát thủ thầm lặng

Trầm cảm- Sát thủ thầm lặng



 (Tư vấn Khai Tâm) Trầm cảm là một bệnh lý vô cùng phức tạp, trầm cảm là một loại rối loạn tâm lý thường gặp. Người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc. Không có động lực, giảm hứng thú trong mọi việc, kể cả những hoạt động nằm trong sở thích trước đây.

Bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và thường phổ biến hơn ở nữ giới hơn nam giới. Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp, đặc biệt ở phụ nữ sau sinh.
Trầm cảm là bệnh cần được quan tâm và điệu trị.

1. Biểu hiện của bệnh trầm cảm
- Không thể tập chung;
- Cảm thấy mệt mỏi;
- Cảm thấy buồn hoặc trống rỗng;
- Cảm thấy vô vọng, dễ bị kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi;
- Đau bụng, nhức đầu, gặp các vấn đề về tiêu hóa;
- Trầm cảm nghiêm trọng có thể dẫn đến ý định tự tử.

2. Nguyên nhân gây ra trầm cảm
- Stress: người thân yêu qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
- Gen: nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh trầm cảm thì nguy cơ bạn mắc trầm cảm sẽ cao hơn người bình thường.

3. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm.
- Độ tuổi: trầm cảm bắt đầu từ 15 – 30 tuổi;
- Sau khi sin hem bé;
- Có tiền sử mắc rối loạn lo lắng, rối loạn nhân cách giới hay rối loạn sau sang chấn.
- Lạm dụng thức uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện trái pháp luật.
- Những chấn thương hay căng thẳng, như bị lạm dụng về thể xác và tình dục, mất đi người mà mình yêu thương, mối quan hệ khó khăn hay vấn đề về tài chính.
- Có họ hàng ruột thịt mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu hay đã tự tử.

4. Cách hạn chế tiến triển của trầm cảm.
- Hòa đồng với mọi người, đừng tự cô lập mình;
- Tập thể dục thường xuyên;
- Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng;
- Không đưa ra quyết định quan trọng khi cảm thấy chán nản;
- Gọi bác sĩ nếu trường hợp trầm cảm diễn biến nặng hơn;

Khi nghi ngờ mình hoặc người thân bị trầm cảm thì cần nắm vững những triệu chứng kể trên để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, kịp thời đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần. Nếu người thân bị trầm cảm, nên động viên, an ủi người bệnh, cho họ uống thuốc đều đúng chỉ định của bác sĩ.

Mọi thông tin chi tiết có thể tham khảo tại:
Trung tâm tư vấn Tâm lý và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm.
Địa chỉ số 133-135, đường Bến phà cũ, Tổ 4, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889.
Email: drkhaitam@gmail.com
TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900.88.66.83
TT hỗ trợ can thiệp phục hồi cho những người đã đang và có dấu hiệu bị trầm cảm. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét