Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Tham vấn và Công tác xã hội khác nhau ở những điểm gì?

(Tư vấn Khai Tâm) Tham vấn và công tác xã hội đều là những nghề nghiệp nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống và cảnh huống của họ; chúng khá giống nhau ở chỗ chúng đều là những công việc trợ giúp. Phạm vi của công tác xã hội rộng hơn.




    Công tác xã hội đưa ra sự can thiệp ở các lĩnh vực khác nhau nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình, và/hoặc cộngđồng. Chẳng hạn, các cán bộ xã hội giúp thân chủ tiếp cận các nguồn lực, ủng hộ các quyền của thân chủ ở cấp chính quyền, và làm việc để cải thiện tình hình kinh tế của trẻ em, gia đình, và cộng đồng.

    Phạm vi của tham vấn cụ thể hơn phạm vi của công tác xã hội, chủ yếu tập trung vào các vấn đề tâm lý và tình cảm của các cá nhân, nhóm, và gia đình. Tham vấn là một phần của công tác xã hội, và là một công cụ chủ yếu giúp đỡ mọi người cải thiện chất lượng cuộc sống của họ. Nhà tham vấn thường sử dụng các hoạt động công tác xã hội để giúp đỡ thân chủ, ví dụ, hoạt động như một người kết nối hoặc giúp thân chủ tìm đến các nguồn lực có thể mang lại lợi ích cho họ trong cộng đồng. Chẳng hạn công việc của nhà tham vấn có thể bao gồm, giúp trẻ đường phố trở thành thành viên của các lớp học cơ sở, tìm câc mái ấm, hoặc giúp gia đình trẻ tiếp cận với những chương trình tín dụng để cải thiện tình hình tài chính của họ. Nói cách khác, nhà tham vấn tham gia vào các hoạt động công tác xã hội và ngược lại.

    Một ví dụ khác, việc khuyến khích một trẻ là nạn nhân của sự loạn luân đã bỏ học quay trở lại trường nhằm tăng cường lòng tự trọng của em là sự hỗ trợ theo một nghĩa nào đó, nhưng để thực sự thành công trong việc giúp đỡ em thì sự can thiệp không thể chỉ dừng ở đó. Cô bé cần sự giúp đỡ để hiểu và giải quyết cốt lõi của vấn đề/khó khăn em đang gặp phải. Những trải nghiệm đau đớn vì bị lạm dụng đã ảnh hưởng đến trạng thái tinh thần hiện tại của em như thế nào? Em nghĩ và cảm nhận về bản thân như thế nào? Em có cảm giác gì về những chuyện đã xảy ra với em? (chẳng hạn, em có tự trách mình không? Em có bị mặc cảm tội lỗi ám ảnh không?). Tham vấn với cô bé này đòi hỏi phải hình dung được sự lạm dụng đã tác động đến ý nghĩ và cảm giác của em như thế nào qua việc lắng nghe và sử dụng các kỹ năng giao tiếp. Có thể cần thiết phải giúp cô bé tìm ra một vài cách sắp xếp lại cuộc sống nếu em vẫn đang bị ngược đãi (một ví dụ về hoạt động công tác xã hội). Nếu tình huống đã thay đổi, (chẳng hạn, thủ phạm lúc này không còn sống trong nhà nữa), nhà tham vấn sẽ làm việc với gia đình cô bé, nếu có thể, để giúp họ thay đổi cách xử sự có nguy cơ dẫn đến vấn đề của cô bé trở nên nghiêm trọng (chẳng hạn, bác bỏ sự lạm dụng đã xảy ra trong gia đình, bếu xấu cô bé, không thừa nhận những tổn thương đã gây ra cho cô bé). Tham vấn sẽ giúp cô bé thay đổi cách nghĩ và cảm nhận về bản thân em (tăng cường lòng tự trọng và cải thiện trạng thái tâm lý của em)

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét