(Tư vấn Khai Tâm) Ngay cuối chiến tranh 1939 – 1945, chức năng của nhà tâm lý học đường đã được thiết lập trong khuôn khổ của kế hoạch cải cách toàn bộ hệ thống trường học. Các nhà tâm lý học đường được tuyển chọn từ các giáo viên ở mọi cấp: như vậy là các nhà tâm lý học đường trong các trường mấu giáo và tiểu học cũng như trong các trường cấp ba.
Đặt vấn đề:
Ngay cuối chiến tranh 1939 – 1945, chức năng của nhà tâm lý học đường đã được thiết lập trong khuôn khổ của kế hoạch cải cách toàn bộ hệ thống trường học. Các nhà tâm lý học đường được tuyển chọn từ các giáo viên ở mọi cấp: như vậy là các nhà tâm lý học đường trong các trường mấu giáo và tiểu học cũng như trong các trường cấp ba. Rất nhanh chóng việc tuyển lựa các nhà tâm lý học đường được giới hạn ở các giáo viên mẫu giáo và tiểu học và từ 1960 đến 1990 họ thực thi nhiệm vụ của mình mà không có một sự thừa nhận thật sự về chức năng đặc biệt của họ với tư cách là nhà tâm lý.
Năm 1975, họ thành lập Công đoàn Quốc gia của các nhà tâm lý giáo dục (SPEN) và đấu tranh để nghề tâm lý ở trường học được thừa nhận như một nghề độc lập.
Cần phải đợi đến năm 1985 và Luật pháp lập nên và bảo vệ chức danh nhà tâm lý cũng như các nghị định áp dụng điều luật này trong hai năm 1989 và 1990 để cho cơ quan hành chính quốc gia về giáo dục công nhận rằng các nhà tâm lý thực hiện các chức năng khác với các chức năng của giáo viên đặc biệt và khẳng định điều này trong một bản thông tri chính thức quy định các nhiệm vụ của nhà tâm lý học đường. Bản thông tri này trình bày những điều cơ bản về vai trò của nhà tâm lý. Các nhà tâm lý dựa vào đó mà thực hiện các chức năng của mình trên cơ sở thích ứng với các điều kiện công việc và môi trường mà mình gặp phải và trên cơ sở tôn trọng các quy chế hành nghề.
Những nơi làm việc
Chúng rất phong phú: các nhóm học đường lớn trong các thành phố lớn và các vùng ngoại ô, hoặc các nhóm học đường khác nhỏ hơn nằm rải rác ở nông thôn. Trong tất cả mọi trường hợp, nhà tâm lý phải có một phòng lầm việc độc lập và được trang bị để có thể đón tiếp bố mẹ, trẻ và giáo viên. Những trang thiết bị ( bàn ghế, tủ, điện thoại, các trắc nghiệm…) thường được hội đồng thị chính cung cấp.
Nhiệm vụ của các nhà tâm lý học đườngCác nguyên tắc chung:
Nhà tâm lý được đào tạo để nghiên cứu cuộc sống tâm trí. Theo cách chung, nhà tâm lý can thiệp khi có một yêu cầu từ một người nào đó hay một nhóm người nào đó đang gặp khó khăn hay đang chịu nỗi đau khổ tâm lý nhằm làm giảm,vượt qua hay giải quyết chúng.
Trong môi trường học đường, nhà tâm lý cần phải biết phân tích các mối liên hệ giữa các quá trình phát triển, các hành vi và các quan hệ giáo dục của gia đình và của giáo viên, sự phát triển và việc đứa trẻ thích hợp những tri thức cũng như những thất bại và những khó khăn mà trẻ gặp phải qua hoạt động ấy.
Các hoạt động của nhà tâm lý ở trường học thuận lợi cho sự phân tích này cũng như sự hiểu biết về các tương tác giữa các quá trình khác nhau và làm cho bản thân trẻ, bố mẹ và giáo viên hiểu về điều đó. Nhà tâm lý học đường hiểu, thi hành, đè xuất hay đưa ra những sự trợ giúp tùy vào các phân tích này. Để làm được điều đó, nhà tâm lý phải có khả năng quan sát lâm sàng và theo dõi tâm lý.
Các hướng chính thức về nhiệm vụ của nhà tâm lý học đường
“Trong khuôn khổ cong việc êkip, nhà tâm lý học đường đưa ra các năng lực của mình để:
- Can thiệp với những khó khăn học đường
- Xây dựng kế hoạch sư phạm của trường học và thực hiện nó
- Hình thành khái niệm thực hiện việc đánh giá các biện pháp giúp đỡ cá nhân hoặc tập thể các học sinh gặp khó khăn.
- Hòa nhập trẻ khuyết tật
Như thế, nhà tâm lý tham gia theo cách đặc biệt vào sự tiến triển của thiết chế trường học, của sự hòa nhập và của sự thành công của các trẻ khuyết tật. Các hành động này được tiến hành cơ bản trong khuôn khổ của mạng lưới giúp đỡ đặc biệt của những trẻ gặp khó khăn.
Nhà tâm lý và yêu cầu giúp đỡ
Ở Pháp, trường học là bắt buộc, tất cả các gia đình buộc phải đăng ký học cho con cái họ. Các giáo viên là những người cộng tác bắt buộc của bố mẹ. Ngược lại, nhà tâm lý thoát ly khỏi sự bắt buộc này: không muốn và không thể bị áp đặt. Nhà tâm lý chỉ can thiệp và hành động khi có yêu cầu được giúp đỡ. Yêu cầu này có thể đến từ các giáo viên, từ bố mẹ, từ bản thân những đứa trẻ, hoặc từ thiết chế trường học.
- Các giáo viên: trong phần lớn các trường hợp, họ là những người đầu tiên tìm đến nhà tâm lý, với tư cách cá nhân, bởi vì một hoặc nhiều đứa trẻ trong lớp có vấn đề. Có hai lý do lớn để họ tìm đến nhà tâm lý: các khó khăn trầm trọng về học tập và các rối nhiễu ứng xử.
- Các bố mẹ: ít khi bố mẹ khởi đầu việc yêu cầu nhà tâm lý giúp đỡ. Thường xuyên, nhà tâm lý đề nghị họ đến gặp mình sau khi nhận được yêu cầu của giáo viên liên quan đến con cái họ, và khi người ta cảm thấy thất bại: giáo viên không làm thế nào để có thể chuyển tải được tri thức hay là không hiểu được và không kiểm soát được ứng xử của học sinh; bố mẹ có con cái đạt được các kết quả học tập kém hay có những lời trách móc về con caí họ; và bản thân đứa trẻ, đối tượng của mọi lời phàn nàn.
- Bản thân đứa trẻ: trẻ có thể yêu cầu trực tiếp nhà tâm lý một cuộc hẹn gặp khi trong một cuộc họp xảy ra trước đó, nhà trường và bố mẹ đã thỏa thuận với nhau rằng khả năng gặp nhà tâm lý là có thể đối với các học sinh và trẻ được thông báo về điều này.
Nhà tâm lý và trò chuyện
Trò chuyện là khâu trung tâm của công việc nhà tâm lý. Đó là một kỹ thuật đặc thù hàm chứa các cơ sở lý thuyết về tâm lý: nó không thể rút gọn về một cuộc tranh luận kỹ lưỡng và đầy tỉnh táo cũng không về một sự tìm kiếm tiền sử cổ điển. Như vậy, nhà tâm lý có những cuộc hỏi chuyện liên tục với giáo viên, với bố mẹ và với trẻ. Không có một đứa trẻ nào gặp nhà tâm lý trong quá trình kiểm tra tâm lý mà trước đó nhà tâm lý không gặp gỡ với bố mẹ và không có sự đồng ý và sự hợp tác của họ. Bố mẹ có quyền từ chối gặp nhà tâm lý.
Trước tất cả các cuộc hỏi chuyện, nhà tâm lý luôn luôn bảo đảm với những người cộng tác của mình (bao gồm trong đó cả trẻ) về bí mật nghề nghiệp.
Với giáo viên: Nhà tâm lý lắng nghe lời phàn nàn, những lời kêu ca của họ hay là sự chán nản của họ về đứa trẻ và cố găng nắm bắt được nguồn gốc của sự thất bại này, mức độ khó khăn về quan hệ giữa giáo viên và học sinh, tồn tại ít nhiều củamootj sự chối bỏ hay không.v.v…
Nhà tâm lý lưu ý đến việc đừng để cho giáo viên cảm nhận “ bị mất sở hữu” bởi một nhà chuyên môn khác. Chính giáo viên là người có nhiệm vụ thông báo với bố mẹ rằng mình đã yêu cầu nhà tâm lý làm rõ sự việc liên quan đến đứa con của họ và nhà tâm lý sẽ gửi giấy mời họ đến mặt. Đó là một bước tiến hành quan trọng trong việc tìm hiểu những khó khăn của đứa trẻ; những người lớn phát huy và đảm nhiệm vai trò của mình.
Với bố mẹ: Nhà tâm lý có thể gặp bố mẹ cùng lúc hoặc riêng từng người, cùng với đứa trẻ liên quan hoặc không… Cuộc trò chuyện với bố mẹ là một thời điểm chìa khóa nhằm nắm bắt được lịch sử của đứa trẻ: trẻ nằm ở vị trí nào trong lòng lịch sử gia đình, trong môi trường tình cảm, xã hội, kinh tế, văn hóa?
Nhà tâm lý phải giải mã cái được nói ra và những gì còn nằm trong sự im lặng và được giữ lại, những gì bắt buộc đứ trẻ thể hiện nỗi đau của mình qua các triệu chứng và giải thích rằng các triệu chứng này là một dấu hiệu báo động, một cách nói ra chứ không phải là một bệnh tật.
Với đứa trẻ: Mục đích cơ bản của trò chuyện là tạo cho đứa trẻ khả năng xác định mình là tác giả của cái xảy ra với bảnt thân, đặt trẻ vào vị trí của chủ thể, chịu trách nhiệm về phần lớn cuộc đời mình và cho phép trẻ đề cập đến các khó khăn của mình bằng cách nhìn nhận riêng của trẻ.
Kiểm tra lâm sàng và đo lường tâm lý
Trò chuyện với trẻ có thể đi kèm với một bản tổng kết tâm lý, được trẻ chấp nhận và cùng với trẻ bình luận sau đó: làm các trắc nghiệm, đánh giá các năng lực trí tuệ, các trắc nghiệm phóng chiếu, các trắc nghiệm về sự hiểu biết, v.v…
Khi bản tổng kết đã hoàn thành và nhà tâm lý suy nghĩ tới việc thâu tóm các nguồn gốc của những khó khăn của trẻ. Nhà tâm lý sẽ nói lên ý kiến của mình với những thành viên có liên quan trong sự tôn trọng bí mật nghề nghiệp mà không có sự phán xét giá trị về những hành vi của họ, như thế là nhà tâm lý gặp lại từng người, giáo viên, bố mẹ cùng với đứa trẻ liên quan hay không.
Các chỉ báo giúp đỡ và sự theo dõi tâm lý
Nếu thấy rằng những khó khăn của trẻ cần đến sự giúp đỡ đặc hiệu, nhà tâm lý có thể khuyên cần có một sự tác động. Có thể là một sự giúp đỡ tâm lý – sư phạm thực hiện trong nhà trường bởi các nhà giáo dục phục hồi của mạng lưới trợ giúp địa phương; có thể đề xuất một tiến trình trị liệu tâm lý và định hướng vào một Trung tâm Y học – Tâm lý – Sư phạm(CMPP) nằm ngoài trường học. Trong tất cả các trường hợp, nhà tâm lý đảm nhận việc “theo dõi tâm lý” với các chỉ báo có được. Cũng như vậy, nhà tâm lý gặp gỡ đều đặn với các đồng nghiệp khác trong các buổi họp tổng kết.
Sự tham gia của các tổ chức vào trong sự vận hành và cuộc sống nhà trường Tham gia vào trong việc đưa ra các kế hoạch sư phạm
Nhà tâm lý học đường có thể được các êkip sư phạm đề nghị tham gia chia sẻ những hiểu biết của mình trong các hoạt động khác nhau: chẳng hạn điều hành nhóm công việc giữa giáo viên và bố mẹ.
Tham gia quan hệ với các cơ cấu ngoài nhà trường
Nhà tâm lý có thể được đề nghị tham gia vào các công việc của các hội đồng khác nhau trong khi họ nghiên cứu trường hợp và trong các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Nhà tâm lý cũng có thể tham dự tất cả các cuộc họp có liên quan đến trẻ và bố mẹ của chúng mà nhà tâm lý quen biết, của các cơ cấu khác ngoài trường học: Cơ quan xã hội, CMPP, Bệnh viện ban ngày, Cơ quan công an quản lý trẻ nhỏ, tòa án, v.v…
Tham gia vào quá trình đào tạo
Nhà tâm lý học đường có thể phụ trách thực tập của sinh viên tâm lý học năm thứ 5 về đào tạo chuyên ngành trong mối liên hệ với trường Đại học. Nhà tâm lý cũng có thể nhận hướng dẫn các giáo sinh của trường đào tạo giáo viên.
Kết luận:
Trường học giống như là nơi thể hiện tương lai của một đất nước, là một thiết chế không giống như những thiết chế khác. Nó được mong muốn và sợ hãi. Tất cả mọi người đều đến trường, và tất cả mọi người đều có điều gì đó nói về nó với những kinh nghiệm tích cực và tiêu cực về giai đoạn bắt buộc này. Thiết chế này, ở Pháp là một nơi về mặt truyền thống mà nói tương đối khép kín, hay bị ghen tị về tính độc lập của nó, và ngày nay thường xuyên bị đặt lại vấn đề, và do đó rất nhạy cảm với những sự phê bình và nhanh chóng co mình, trong thể chế này nhà tâm lý chiếm một vị trí đơn nhất và độc đáo.
Nhà tâm lý trong thể chế trường học cần phải biết nắm bắt được những căng thẳng bên trong, những mâu thuẫn giữa sự chờ đợi của bố mẹ, của giáo viên và học sinh, những đòi hỏi của hệ thống, những cái được thua mà trường học mang trong nó, những khát vọng đa dạng của những vai trò khác nhau và những sự xung đột không tránh khỏi được thể hiện ở đó, ít nhiều rõ ràng.
Cùng đồng thời trong và ngoài thể chế nhà trường, cần phải giữ được một khoảng cách công minh giữa tất cả các sức mạnh nhiều khi trái ngược. Vai trò của nhà tâm lý là làm sáng tỏ cúng nhờ vào những sự hiểu biết về sự hoạt động của con người và của thể chế trong các hoàn cảnh khó khăn mà tất cả các vai trò xã hội có thể gặp trong nhà trường.
Nhà tâm lý học đường cũng được hưởng một sự tự do tương đối lớn về công việc. Nhà tâm lý đôi khi cũng có cảm giác một mình đối diện với sự nặng nề của một số vấn đề. Sẽ tốt cho nhà tâm lý nếu như có được những nơi để tọa đàm, trao đổi với các nhà tâm lý lâm sàng khác ngoài nơi làm việc của mình.
Nhà tâm lý lâm sàng là một nghề nghiệp đam mê và phong phú: sự đa dạng của công chúng, sự đa dạng của các thiết chế gặp gỡ, các phương pháp sư phạm.
Mã Ngọc Thể
Theo Jeanne Bertrand (Nhà tâm lý học đường, Nhà tâm lý lâm sàng)
Hãy đến với Trung tâm Tư vấn và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm
Số 133 - 135, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889. Email: drkhaitam@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét