Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Những đóng góp của Tâm lý học Gestalt trong lĩnh vực trị liệu

(Tư vấn Khai Tâm) Tiếp cận Gestalt là một loại hình trị liệu mang tính thực nghiệm, nhấn mạnh đến sự nhận thức hiện đang tồn tại trong khách hàng và quá trình tích hợp các mảnh vỡ của nhân cách. 



Sơ qua sự hình thành trị liệu Gestalt
Người sáng lập: Frederick (Fritz) Perls. Nhưng người có công phát triển: Erving Polster và Miriam Poslter. Tiếp cận Gestalt là một loại hình trị liệu mang tính thực nghiệm, nhấn mạnh đến sự nhận thức hiện đang tồn tại trong khách hàng và quá trình tích hợp các mảnh vỡ của nhân cách. Trường phái này tập trung vào “cái gì” và “như thế nào” của hành vi và vào vai trò của những vướng mắc chưa được khơi thông từ quá khứ đối với sự kìm hãm phát triển các chức năng của người ở thời điểm thiện tại.
Triết lý và giả thuyết nền tảng
Triết lý Gestalt dựa trên cơ sở của triết lý hiện sinh và tâm lý học. Nó nhấn mạnh vào sự thống hợp của trí óc, thân thể và cảm xúc. Giả thiết nền tảng có nội dung là cá cá nhân phải chịu trách nhiệm về hành vi và những trải nghiệm của chính họ. Tiếp cận Gestalt được thiết kế nhằm giúp mọi người trải nghiệm những việc xảy ra tại thời điểm hiện tại và nhận thức được về những việc họ đang làm. Tiếp vận Gestalt mang tính thực nghiệm, ở đó khách hàng sẽ thắt chặt những điều họ đang tư duy, đang cảm thấy, và đang hành động lại với nhau khi họ tương tác với nhà trị liệu. Giả thiết cho rằng sự tiến triển nảy sinh thông qua tiếp xúc cá nhân hơn là thông qua các kỹ thuật hay diễn dịch của nhà trị liệu. Một giả thiết nền tảng nữa là khách hàng có khả năng khám phá, cảm nhận, nhận thức và diễn dịch những vấn đề của chính mình. Vì vậy, khách hàng tự chủ được tăng cường, khuyến khích và khách hàng được trông đợi đóng vai trò tích cực trong trị liệu.
Khái niệm chủ đạo
Những khái niệm chủ đạo có nội dung về khả năng chịu trách nhiệm, những sự việc đang hiện hữu, quá trình trải nghiệm trực tiếp (đối lập với những điều đã được nhắc tới), nhận thực của người, điều nên tránh, tìm kiếm những vướng mắc chưa được khơi thông từ quá khứ đang ẩn tàng trong hiện tại, và giải quyết những bế tắc. Những khái niệm khác gồm có năng lượng và chống năng lượng (ngăn cản sự chuyển tải năng lượng); tiếp xúc và phản tiếp xúc (không cho tương tác với nhau); ngôn ngữ cơ thể và những đầu mối phi ngôn ngữ; và các độ biểu hiện của cơ chế phòng vệ loạn thần kinh. Có 5 kênh đối kháng chủ chốt đang được thách thức trong trị liệu Gestalt đó là: Phóng nội, phóng chiếu, phản ánh ngược, hợp lưu, độ lệch (đánh lạc hướng).
Mục tiêu trị liệu
Kích thích khách hàng chuyển từ môi trường được hỗ trợ sang môi trường tự hỗ trợ và phải giúp khách hàng tăng cường và làm giàu sự nhận thức về trải nghiệm hiện hành, sự nhận thức này giúp khách hàng thoát ra khỏi những bế tắc của mình. Thông qua quá trình nhận thức, khách hàng có thể tìm lại được những khía cạnh đã bị chối bỏ của bản thân, qua đó giúp khách hàng tiến đến tái khẳng định lại những khía cạnh này.
Quan hệ trị liệu
Tiếp cận Gestalt nhấn mạnh đến quan hệ trị liệu “Ta và Mi” (Khách hàng và Nhà trị liệu). Tiêu điểm của trị liệu Gestalt không tập trung vào các kỹ thuật mà nhà trị liệu sử dụng nhưng tập trung vào nhà trị liệu với tư cách là một con người và vào những gì mà nhà trị liệu đang tiến hành. Nhà trị liệu giúp khách hàng trải nghiệm những cảm xúc của họ một cách hiệu quả nhất và để khách hàng tự diễn dịch vấn đề của mình. Nhà trị liệu không diễn dịch vấn đề giúp khách hàng nhưng lại tập trung vào “cái gì” và “như thế nào” của hành vi biểu hiện của khách hàng. Khách hàng xác định rõ những vướng mắc chưa được khơi thông từ quá khứ của mình đã ảnh hưởng đến những chức năng người hiện có của khách hàng bằng cách trải nghiệm lại những tình huống của quá khứ như thể họ đang sống trong hạnh phúc và hồi tưởng lại những gì đã qua.
Kỹ thuật và phương thức tiến hành
Rất nhiều kỹ thuật được thiết kế để tăng cường sự trải nghiệm trực tiếp và giải quyết những cảm xúc xung đột. Một cách lý tưởng, khi các kỹ thuật trị liệu đóng vai trò là điểm khởi đầu cho những đối thoại giữa khách hàng và nhà trị liệu. Những thực nghiệm này được xem như là nền tảng của quá trình học tập kinh nghiệm. Tiếp cận Gestalt nhấn mạnh đến sự đương đầu với những điều không nhất quán và cách thức mà dựa vào đó khách hàng trốn tránh trách nhiệm về những cảm xúc của mình. Khách hàng được mời tham gia vào trò chơi phân vai, nhưng phải đóng và diễn xuất tất cả các vai khác nhau và diễn xuất một mình ở những phân cực đối trọi của nhân vật, qua đó giúp khách có sự nhận thức lớn về những xung đột đang nổ ra trong tâm khảm họ. Để giúp trị liệu Gestalt có được sự ứng dụng hiệu quả thì rất cần thiết phải chuẩn bị cho khách hành về mọi mặt trước khi tham gia vào những buổi thực nghiệm này. Nếu khách hàng biểu hiện sự chống đối không tham gia thực nghiệm, thì đó là những dấu hiệu màu mỡ để cho nhà trị liệu khám phá, khai thác. Và nhà trị liệu rất cần tôn trọng sự khước từ này và không ép buộc thân chủ tham gia bất cứ thực nghiệm nào.
Tiếp cận Gestalt trong trị liệu rất phù hợp trong làm việc nhóm, nhưng cũng có thể được ứng dụng trong tham vấn cá nhân. Ngoài ra tiếp cận trị liệu Gestalt được ứng dụng trong đào tạo lớp cơ bản và thứ yếu. Để đưa ra được quyết định chọn lựa hợp lý các kỹ thuật trị liệu Gestalt cho từng ca cụ thể thì nhà trị liệu cần đặt những câu hỏi có những cụm từ “khi nào”, “với ai”, và “trong tình huống như thế nào?”. Những kỹ thuật trị liệu Gestalt ứng dụng rất có hiệu quả trong xã hội hóa cá nhân, tự chủ cá nhân, và gắn kết cá nhân. Nhưng nó lại rất ít tác dụng đối với những ca khách hàng đang ở trong trạng thái lo hãi (yếu về tinh thần) trầm trọng. Tuy nhiên, những kỹ thuật này có thể hữu ích trong làm việc với vợ chồng xung đột và gia đình có vấn đề. Những phương pháp của trị liệu Gestalt được xem như là những nhân tố mạnh mẽ để mở toang những cảm xúc và đưa khách hàng đi vào mạch giao thiệp với những trải nghiệm trọng tâm hiện hành của khách hàng.Bằng việc khuyến khích giao thiệp trực tiếp và bày tỏ cảm xúc, tiếp cận Gestalt không nhận mạnh vào vai trò của trí năng hóa trừu tượng vấn đề của khách hàng.
Tiếp cận Gestalt thừa nhận giá trị của các dữ kiện từ quá khứ là rất quan trọng giúp nhà trị liệu hiểu đúng các sự việc hiện tại. Tiếp cận trị liệu Gestalt tập trung vào nhận dạng sự phóng chiếu của khách hàng và nhận dạng sự khước từ không chấp nhận sự giúp đỡ của nhà trị liệu. Trị liệu Gestalt chú ý đến những thông điệp phi ngôn ngữ và thông điệp cơ thể. Nó nhấn mạnh vào những việc đang tiến hành và đang trải nghiệm, như là sự phản đối việc chỉ bàn luận suông vấn đề theo cách thứ rất thờ ơ. Tiếp cận Gestalt đóng góp cho chuyên ngành trị liệu triển vọng về tiến bộ và sự nâng cao, chứ không chỉ đơn thuần điều trị các chứng rối loạn. Phương pháp làm việc với giấc mơ là cách thức sáng tạo quen thuộc (con đường mòn sáng tạo) cho sự phát triển nhận thức về những thông điệp hiện sinh chính yếu trong cuộc sống.
Bên cạnh những đóng góp, thì trị liệu Gestalt còn một số giới hạn. Tiếp cận Gestalt có thể không đề cao trí năng ở một số điểm xác định mà ở đó các nhân tố nhận thức bị coi nhẹ. Dưới sự kiểm soát của một nhà trị liệu Gestalt có nghiệp vụ yếu thì các phương thức trị liệu có thể trở thành một chuỗi các bài tập mang tính máy móc và đằng sau những bài tập này nhà trị liệu với tư cách là một cá nhân có thể đang lẩn trốn. Hệ lý thuyết của trị liệu Gestalt còn nhiều điểm chưa được làm rõ, ít có tính thuyết phục. Hơn nữa có một khả năng rất dễ xảy ra là nhà trị liệu lôi kéo khách hàng tiếp nhận những kỹ thuật trị liệu có tác động mạnh. Hướng khắc phục những hạn chế căn bản trong đào tạo và trị liệu Gestalt cần có sự giám sát, cũng như phải có sự nội quan phần việc cảu nhà trị liệu (nhà trị liệu nghiêm túc giám sát phần việc của mình).
Kỹ thuật trị liệu của trường phái Gestalt qua kỹ thuật "chiếc ghế trống"
          Trường phái Gestalt đưa ra nhiều kỹ thuật trị liệu có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày đối với từng cá nhân hay nhóm nhỏ (lớp học, gia đình…). Ví dụ như: Kỹ thuật “chiếc ghế trống”, “giải mã giấc mơ”, Bài tập đối thoại, Kỹ thuật hoán vị, Bài luyện về tập diễn, bài tập phóng đại…. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một kỹ thuật mà mà thường được các nhà trị liệu sử dụng trong trị liệu cá nhân. Kỹ thuật này đã được nhiều nhà trị liệu đánh giá là nó đã mang lại những hiệu quả nhất định.
Kỹ thuật “chiếc ghế trống”         
Kỹ thuật này dùng cho 3 cấp độ ý thức đầu tiên và dùng cho người nhiễu tâm và không giới hạn độ tuổi. Kỹ thuật này được áp dụng với những người rơi vào tình huống có hai giải pháp mà không biết chọn giải pháp nào.         
Thực hiện kỹ thuật này có 6 giai đoạn:
1. Yêu cầu thân chủ nghĩ về những tình huống có tính đối lập gây ra sự bối rối cho thân chủ. Yêu cầu họ hình dung về những cảm giác của mình trong những tình huống đó. Sau đó nhà trị liệu đặt 2 chiếc ghế đối diện nhau và nói với thân chủ: “tình huống đó cũng hơi lạ, song anh hãy gắn hai trạng thái cảm xúc đó cho hai chiếc ghế. Ví dụ: một chiếc ghế tượng trưng cho nỗi tức giận, một ghế tượng trưng cho sự yêu thương”
2. Yêu cầu thân chủ lựa chọn một trong hai loại xúc cảm (thường là chọn loại xúc cảm nào mạnh hơn), sau đó yêu cầu thân chủ ngồi lên chiếc ghế đại diện cho loại xúc cảm đó (đại diện cho xúc cảm đã được lựa chọn). Khi thân chủ đã ngồi trên ghế thì nhà trị liệu yêu cầu thân chủ diễn tả cảm xúc của mình trong tình huống mâu thuẫn và nói to về cảm xúc đó. Ví dụ: “Tôi đang rất bực bội”.
3. Yêu cẩu thân chủ diễn tả cảm xúc của mình một cách thoải mái, để họ đi đến tận cùng cảm xúc đó.
4. Khi đã đạt được điều đó nhà trị liệu yêu cầu thân chủ ngồi sang ghế đối diện. Khi thân chủ đã chuyển sang ghế thức hai (ví dụ ghế tượng trưng cho sự yêu thương), nhà trị liệu yêu cầu thân chủ sống lại những tình cảm yêu thương, lòng vị tha của mình để bộc lộ hết các xúc cảm đó (tương tự như khi thân chủ ngồi ở ghế thứ nhất)
5. Sau đó, lại yêu cầu thân chủ quay về ghế thứ nhất để lại nói và bộc lộ hết những cảm xúc còn sót lại mà ghế thức nhất tượng trưng, rồi lại quay sang ghế thứ hai. Cứ làm như vậy cho đến khi hai loại cảm xúc này được bộc lộ hết. Sau khi bộc lộ hết các xúc cảm đã trải qua, thân chủ thường nói rằng họ cảm thấy nhẹ nhóm, rằng không ngờ đã có những xúc cảm như vậy.
6. Nhà trị liệu bàn bạc với thân chủ về các cảm xúc và yêu cầu thân chủ cố gắng diễn tả các cảm xúc của mình trong cuộc sống đời thường. Khi thân chủ có những xúc cảm khác nhau. Ví dụ vừa tức giận, vừa sợ hãi thì yêu cầu họ chỉ được chọn một loại xúc cảm. Sau đó mỗi lần tiếp xúc, nhà trị liệu lại yêu cầu mô tả kỹ lưỡng những xúc cảm của mình trong cuộc sống thường ngày. Thông thường sau đó thân chủ sẽ thay đổi cách ứng xử trong quan hệ với những người có liên quan trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn với ông bố anh ta có thể nói ý kiến của mình khi bố tức giận với mình…         
Ở lần gặp tiếp theo, nhà trị liệu yêu cầu thân chủ nói lại những thay đổi trong quan hệ của mình với bố. Nếu thân chủ vẫn còn bị ức chế thì nhà trị liệu yêu cầu anh ta nhớ lại những cảm xúc đã trải qua khi có quan hệ đó.

Hãy đến với Trung tâm Tư vấn và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm 
Số 133 - 135, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889. Email: drkhaitam@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét