Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Triết lý trị liệu của trường phái thân chủ trọng tâm

(Tư vấn Khai Tâm) Liệu pháp thân chủ trọng tâm dựa vào niềm tin rằng chính thân chủ sẽ “chữa lành” bản thân họ và tạo nên sự tăng trưởng bản ngã của chính họ.



Sự tăng trưởng và bình phục xảy ra từ bên trong con người của thân chủ, mặc dù các tiến trình bên ngòai có thể thúc đẩy hoặc trì hoãn việc tăng trưởng này. Có sự tương đồng giữa cây cỏ và trẻ em trong việc tự mình lớn lên, dù rằng người nông gia hoặc các bậc cha mẹ có thể giúp tạo thuận lợi hoặc làm chậm đi những tiến trình tăng trưởng này.

Liệu pháp thân chủ trọng tâm có tính độc đáo ở chỗ nhấn mạnh vào tiềm năng tự bình phục của mỗi con người. Mặc dù những liệu pháp tâm lý khác cũng đồng ý về con người có những tiềm năng tích cực bên trong, nhưng các nhà trị liệu theo những trường phái khác lại không tin rằng thân chủ có thể tự mình sử dụng tiềm năng này nếu họ không có được sự hướng dẫn của nhà trị liệu. Điều này có thể do thân chủ quá mong muốn né tránh sự đau khổ để có được sự an toàn khiến cho họ cũng né tránh việc đối đầu với các vấn đề và làm cho các tiềm năng ấy bị tắc nghẽn; hoặc cũng có thể do họ bị vướng nắc vào những tư duy sai lầm mà họ chỉ có thể được “giải thoát” bởi nhà trị liệu. Nhà trị liệu trở thành “chuyên gia hướng dẫn” về vấn đề gì mà thân chủ cần phải đương đầu để tăng trưởng. Trái lại, công việc của một nhà trị liệu thân chủ trọng tâm là cung cấp một điều kiện tối ưu để thân chủ có thể vận hành những “khả năng tự tổ chức nội tại” và “khả năng tự vượt qua” (intrinsic self-organizing & self-transcending capacities). Trong điều kiện có tính hỗ trợ, lòng tin hướng đến tăng trưởng của thân chủ sẽ vượt qua khuynh hướng né tránh khổ đau. Con người có khả năng chịu đựng và đối đầu với những nỗi khổ đau lớn lao trong cuộc sống chừng nào mà họ cảm thấy có cơ hội làm chủ được các hoàn cảnh gây ra đau khổ cho họ. Chỉ khi cảm thấy bất lực họ mới tránh né đau khổ và tìm kiếm sự an tòan (Dweck & Leggett, 1988) hoặc khi họ cảm thấy không đủ khả năng đương đầu với đau khổ (Bandura, 1986).

Nhà trị liệu không nhất thiết phải để thân chủ đương đầu với những trải nghiệm đau thương đã từng dồn nén rất sâu trong lòng, ví dụ những trải nghiệm bị xâm hại từ thời thơ ấu. Nếu những điều kiện an toàn mà nhà trị liệu mang lại giúp thân chủ bắt đầu phát triển một cảm nhận về khả năng bình phục và tăng trưởng của mình, họ sẽ dần dần mong muốn đối mặt với những trải ngiệm như thế nếu như họ thấy việc này là cần thiết để giúp họ có thể tiếp tục phát triển. Từ điểm mốc đó trở đi, những trải nghiệm đau thương ấy sẽ dần dần lộ diện như một phần của tiến trình tự bình phục.

Nhà trị liệu theo trường phái thân chủ trọng tâm khởi đi từ vị trí của thân chủ vào lúc bắt đầu tiến trình trị liệu. Nếu vấn đề của thân chủ khiến họ cảm thấy nặng lòng triền miên, nhà trị liệu sẽ tập trung làm việc với họ về những gì mà họ đang bận tâm chứ không đánh giá rằng “có những vấn đề sâu xa hơn cần phải đối mặt”. Nhà trị liệu thân chủ trọng tâm tin vào khả năng của thân chủ trong việc tự định hướng và tự điều chỉnh bản thân. Đây là khía cạnh quan trọng nhất của việc trị liệu và thân chủ sẽ tự đi sâu hơn trong việc khám phá bản thân khi họ thấy đó là việc cần thiết.

Hãy đến với Trung tâm Tư vấn và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm 
Số 133 - 135, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889. Email: drkhaitam@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét