Thứ Hai, 7 tháng 9, 2020

Trẻ chậm phát triển là gì?

(Tư vấn Khai Tâm) Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong việc phát triển trí não, xảy ra sớm ở trẻ em dưới 18 tuổi, đặc biệt là giai đoạn đầu đời từ 2-5 tuổi. Về phương diện sức khỏe, thể trạng cùng tinh thần của trẻ không đạt tiêu chuẩn so với mốc phát triển bình thường. Bố mẹ có thể quan sát dễ dàng qua các biểu hiện bên ngoài như sau:

1. Chậm phát triển ngôn ngữ.

Việc không giao tiếp hoặc không cố giao tiếp là dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường thấy.
Việc không giao tiếp hoặc không cố giao tiếp là dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ thường thấy.
Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đầu tiên là có biểu hiện của việc chậm nói. Thông thường trẻ sẽ bắt đầu bi bô nói từ giai đoạn 18- 24 tháng tuổi. Tuy nhiên ở một số trẻ, khả năng nói chậm hơn so với mốc phát triển bình thường. Trẻ sau 2 tuổi nhưng chưa nói được bất cứ từ nào thì bố mẹ có thể nghi ngờ là con mình bị chậm nói. Một số biểu hiện của trẻ chậm nói như:
Trẻ không nói được các từ đơn giản như “bà”, “bố”, “mẹ”, “bế”.
Trẻ không hiểu được các câu đơn giản của bố mẹ như “ Đừng sờ vào nó”.
Trẻ không có khả năng hoặc không muốn cố gắng giao tiếp với người thân. Thậm chí ngay cả khi trẻ cần sự giúp đỡ người lớn.
Không biết phân biệt một vài bộ phận trên cơ thể (miệng, đầu, mắt, mũi) khi bố mẹ yêu cầu.
Không nói được 6 từ ngữ bất kỳ.
Không có dấu hiệu đáp lại bằng cử chỉ hoặc lời nói khi người thân hỏi một số câu đơn giản như “Dép con đâu?” hoặc “Đây là cái gì?”
Ở độ tuổi lớn hơn, trẻ không thể đáp ứng được các yêu cầu trong giao tiếp hằng ngày do chậm phát triển ngôn ngữ. Ở một số trẻ tự kỷ, trẻ chỉ lặp lại các từ ngữ đơn giản hoặc nhại lời người khác. Trẻ gặp khó khăn với các trò chơi tưởng tượng hoặc mô tả sự vật, hiện tượng bằng ngôn ngữ.
2. Chậm phát triển hành vi

Trẻ chậm phát triển hành vi thường có những biểu hiện như tăng động, tự kỉ
Trẻ chậm phát triển hành vi thường có những biểu hiện như tăng động, tự kỷ
Do não bộ của trẻ kém phát triển nên trẻ thường có biểu hiện tăng động hoặc tự kỷ.
Trẻ thường xuyên chạy nhảy vận động không ngừng nghỉ.
Trẻ hay cáu gắt, khó chịu nếu như bố mẹ không làm theo ý muốn của trẻ, thường xuyên mất đồ hoặc quên đồ.
Ở trẻ tự kỷ, không có khả năng thích nghi với sự thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày và môi trường xung quanh, khả năng tư duy và trí tưởng tượng của trẻ bị hạn chế nhiều.
Trong cuộc sống, trẻ xuất hiện các hành vi bất thường như chống đối việc học và tham gia hoạt động mới, hoặc hành động rập khuôn, lặp lại (bật bật các ngón tay, đánh tay hai bên hoặc đưa tay tới gần mặt rồi xoắn vặn). Một số trẻ thích xếp đồ chơi hoặc dụng cụ thành hàng dài, tỏ ra cáu gắt, bực bội khi trật tự bị đảo lộn.
3. Chậm phát triển nhận thức

Trẻ chậm phát triển nhận thức thường có IQ thấp hơn so với bình thường
Trẻ chậm phát triển nhận thức thường có IQ thấp hơn so với bình thường
Trẻ có chỉ số IQ thấp hơn mức bình thường, khả năng suy nghĩ, tư duy kém, hạn chế các kỹ năng giao tiếp với xã hội cụ thể như:
- Trí nhớ kém: trẻ thường có trí nhớ ngắn hạn và gặp khó khăn khi nhớ lại các sự kiện vừa mới xảy ra vài phút trước. Các thông tin số như địa chỉ, số điện thoại hoặc tên gọi trẻ không thể tự nhớ được.
- Tiếp thu chậm: So với bạn bè cùng trang lứa, khả năng học hỏi, tiếp thu của trẻ khá chậm. Khả năng tập trung kém vì thế trẻ cần tới sự giúp đỡ, hướng dẫn kỹ lưỡng của bố mẹ trong hoạt động sinh hoạt thường ngày.
- Thiếu hứng thú: Trẻ thường có xu hướng chịu trận, mất hứng thú giải quyết khó khăn trước mặt. Điều này gây ra sự tự ti, ngại giao tiếp, học hỏi từ môi trường xung quanh.
Thông tin chi tiết các bậc phụ huynh có thể tham khảo tại:
Trung tâm tư vấn tâm lý và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm.
Địa chỉ số 133-135 đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến,TP Tuyên Quang
Tel: 0866 481 925 - 0868 736 889
Email. drkhaitam@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét