(Tư vấn Khai Tâm)
1. Dấu hiệu của trẻ tự kỉ:
- Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng tuổi.
-Trẻ không biết nói từ đơn khi 16 tháng tuổi.
-Không biết đáp lại khi được gọi tên.
- Không tự nói được câu có 2 từ khi 24 tháng tuổi.
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.
2. Những việc cần làm giúp trẻ:
-Tập cho trẻ ngồi, mặt đối mặt, ngang tầm mắt, gọi tên trẻ trong mỗi hoạt động
-Thu hút sự chú ý thông qua thị giác
-Đợi cho đến khi nhận thấy trẻ đã nhìn hoặc nghe thấy mới tiếp tục hoạt động khác.
-Gọi tên con trước khi nói với con để nhắc con cần nghe
-Chỉ dùng các từ quan trọng nhất, đơn giản, chỉ đưa ra từng chỉ dẫn một
-Cho trẻ đủ thời gian hơn để trẻ xử lý được thông tin bạn nói.
-Sử dụng các phương tiện thị giác để giúp trẻ trẻ hiểu rõ hơn như đồ vật, biểu tượng ( đồ chơi mô phỏng), tranh ảnh, cử chỉ….
-Hãy nói với con các câu khẳng định để bảo con làm điều gì đó. Đừng nói câu phủ định để bảo con không làm điều gì đó….
Cần phân biệt tự kỷ với những vấn đề khác như chậm nói đơn thuần, câm điếc chậm phát triển trí tuệ, rối loạn tăng động giảm chú ý,…. Để phòng rối loạn tự kỷ, cha mẹ cần lưu ý đảm bảo thai sản an toàn cho người mẹ, hạn chế sinh con khi cao tuổi, tránh các yếu tố bất lợi của môi trường sống. Quan tâm tác động sớm tới trẻ trong chơi tương tác, vận động và phát triển giao tiếp.
Hãy tự bảo vệ sức khỏe của mình khi mang thai cũng như quan tâm chăm sóc đến trẻ nhiều hơn ngay từ hôm nay hãy tìm hiểu những thông tin thiết yếu cần thiết để phòng tránh và có thể xử ký kịp thời khi mắc phải.
Mọi thông tin chi tiết các bậc phụ huynh có thể tham khảo tại
Trung tâm tư vấn Tâm lý và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm.
Địa chỉ số 133-135, đường Bến phà cũ, Tổ 4, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889.
Email: drkhaitam@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét