Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Vấn đề bắt nạt học đường và cách phòng tránh

( Tư vấn Khai Tâm) Bắt nạt học đường là gì?

Bắt nạt học đường là hành vi tiêu cực, dùng sức mạnh thể chất hay tinh thần để đe dọa, làm tổn thương đến người khác của một hoặc nhiều học sinh đối với những cá nhân khó khăn trong việc tự bảo vệ bản thân mình. Những học sinh bị bắt nạt thường có thể trạng nhỏ bé, yếu ớt không đủ sức chống lại. Hoặc đó là học sinh có vẻ ngoài khác biệt hay gia đình, hoàn cảnh sống, những thứ đã trải qua không giống với những học sinh khác.
Không có mô tả ảnh.

Các hình thức của bắt nạt học đường:
Bắt nạt thể chất
Là hành vi làm đau về thể chất: đánh, ném đồ vật vào người, bắt trực nhật, không cho đi vệ sinh, bắt quỳ gối, bắt chở về nhà,… Các hành vi chiếm đoạt tài sản, đồ dùng học tập, bắt mua đồ ăn sáng, làm xịt lốp xe,… cũng thuộc về bắt nạt thể chất.
Bắt nạt tinh thần
Gồm những hành vi bắt ép làm bài tập, bắt cho chép bài. Tạo câu chuyện nhục nhã về đối tượng bị bắt nạt để làm niềm vui. Làm xấu mặt trước đám đông, chế nhạo về ngoại hình, hành vi cô lập, không cho chơi cùng, không cho tham gia vào các hoạt động. Quấy phá không cho học bài. Và các hành vi khinh thường, miệt thị làm cho đối tượng bị bắt nạt tự ti về bản thân.
Hệ quả của việc bị bắt nạt học đường:
Bắt nạt học đường có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Gây chấn thương cho cơ thể của học sinh bị bắt nạt. Gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề như tự ti, chán nản, sang chấn tâm lý, trầm cảm dẫn đến tự sát.
Những gì học sinh đã phải chịu đựng trong quá khứ cũng dễ dàng biến các em thành người gây ra hành vi bắt nạt.
Việc học sinh bị bắt nạt học đường không chỉ gây ảnh hưởng ngay tại thời điểm đó. Mà hệ quả còn kéo dài đến tận sau này nếu hành vi bắt nạt quá nghiêm trọng.
Làm gì khi bị bắt nạt học đường?
Tìm sự giúp đỡ:
Khi bị bắt nạt, bạn đừng giữ im lặng. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có thể bảo vệ bạn. Đó có thể là bạn bè, thầy cô, hay gia đình. bắt nạt học đường
Không chỉ ở các học sinh nam, học sinh nữ cũng dễ dàng trở thành nạn nhân của nạn bắt nạt học đường.
Chơi cùng nhóm bạn:
chúng ta cũng không nên hoạt động đơn độc, một mình. Khi bạn có đồng đội, bạn sẽ có thêm sức mạnh và chỗ dựa. Như vậy, các bạn học xấu sẽ không dám bắt nạt bạn nữa. Hoặc khi bạn bị bắt nạt học đường, cũng có những người sẵn sàng đứng ra bảo vệ bạn.
Khi đi học, ít nhất bạn cũng phải chơi với một vài người bạn nào đấy. Đừng tự cô lập bản thân với những người xung .
Tránh xa bạn xấu:
Người xưa có câu “chọn bạn mà chơi”, “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Nếu bạn cảm thấy những người bạn xung quanh mình có ý xấu, hãy tránh xa từ sớm. Bạn nên tìm cách hạn chế số lần gặp mặt, không tham gia vào những sự việc có liên quan.
Quản lý cảm xúc giận dữ:
Khi bạn càng tỏ ra giận dữ, thì kẻ bắt nạt lại càng khoái chí và tiếp tục hành vi bắt nạt. Vậy nên, thay vì có những phản ứng quá khích khi bị bắt nạt. Bạn cần bình tĩnh và tìm cách xử lý tình huống khéo léo nhất.
Tự tin và có cái nhìn tích cực về bản thân:
Khi ai đó chê bạn xấu, bạn béo, bạn gầy, hẳn nhiên bạn sẽ có cảm giác tự ti về bản thân. Thế nhưng điều đó lại tạo cơ hội cho những người bạn xấu tiếp tục chế nhạo bạn. Hãy học cách bỏ ngoài tai những câu nói đó. Đồng thời bạn hãy tự tin và có cái nhìn tích cực về bản thân mình. Bạn xấu hay đẹp không phải là lỗi của bạn. Bạn gầy hay béo đôi khi cũng không thể tự mình kiểm soát được.
Hãy cùng ngăn chặn nạn bắt nạt học đường vì chính bạn và những người xung quanh.


Hãy liên hệ với chúng tôi “ Trung tâm Tư vấn tâm lý và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm” để được lắng nghe chia sẻ và giải đáp những thắc mắc về các vấn đề học đường hiện nay.
Đ/C: Số 133, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.

Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889.
Email: drkhaitam@gmail.com.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét