( Tư vấn Khai tâm) Mâu thuẫn gia đình có thể xảy ra với bất kỳ ai và vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc sống. Điều quan trọng là khi mâu thuẫn xảy ra, ta biết cách xử lý và hoà giải êm thắm mọi việc. Điều này nói thì dễ nhưng làm lại không dễ chút nào.
1. Đừng “thêm dầu vào lửa”
Cho dù bạn có trực tiếp liên quan đến cuộc tranh cãi hay không đừng làm vấn đề thêm rối tung bằng những lời ra tiếng vào, lời buộc tội các thành viên khác mà không có cơ sở. Một cuộc xung đột hay bất đồng có thể chỉ xảy ra sau đó nếu có sự tức giận hoặc thù địch từ hai phía. Những mâu thuẫn gia đình có xu hướng liên quan đến hai người hay hai nhóm trong gia đình. Việc bạn cần làm là hãy bình tĩnh tránh đôi co.
2. Chịu trách nhiệm, đừng đổ lỗi
Trong một xung đột gia đình, mọi người đều có khả năng đổ lỗi để tránh làm tổn thương cái “tôi” của mình. Nếu bạn muốn mọi xung đột trong gia đình được giải quyết, hãy nên để mọi thành viên gia đình chịu trách nhiệm việc làm của họ. Nếu không thể dứt khoát chấm dứt những lời buộc tội, đổ lỗi giữa các thành viên thì mâu thuẫn có thể còn kéo dài.
3. Cởi mở để thỏa hiệp
Với tình huống phải giải quyết mâu thuẫn gia đình về vấn đề tế nhị, bạn có thể phải mở lòng để thỏa hiệp. hay chỉ đơn giản là một cuộc tranh luận nhỏ ai phải làm công việc nhà nào đó hay xung đột quan trọng về quyền lợi gia đình, hãy sẵn sàng thỏa hiệp đủ để giải quyết mâu thuẫn êm thấm.
4. Cùng nói chuyện
Giao tiếp là một trong những yếu tố tiên quyết để giải quyết xung đột gia đình. Nếu không ai chịu mở lời thì những hiểu lầm càng tăng đồng thời chiến tranh lạnh giữa các thành viên có thể nghiêm trọng hơn. Việc xác định nguyên nhân gây mâu thuẫn, tìm hướng giải quyết mâu thuẫn chỉ có thể hữu ích khi các thành viên cùng nói chuyện với nhau.
5. Không để gia đình chia thành phe phái.
Một trong những điều dở nhất có thể xảy ra trong các cuộc xung đột gia đình là chia thành các nhóm hoặc phe phái với những ý kiến riêng. Điều này vô tình biến thành một cuộc chiến bằng lời nói. Vậy nên, hãy chắc chắn gia đình vẫn là một nhóm đoàn kết, không chia thành những nhóm nhỏ hơn để dựa vào đó mà chống lại nhau.
6. Cùng đi đến một giải pháp chung
Việc đạt được một giải pháp dễ chịu không phải là kết thúc giải quyết một xung đột gia đình, mà là chọn đúng cách giải quyết. Nếu quên điều này trong vòng một tháng thì một xung đột tương tự có khả năng lại xảy ra lần nữa.
7. Nói chuyện với từng cá nhân
Trong cuộc xung đột gia đình, việc nói chuyện riêng với từng người, tạo cảm giác thoải mái mới là quan trọng. Hãy nói chuyện với từng thành viên, tìm ra gốc rễ vấn đề, nên làm điều gì. Nhiều thành viên không bày tỏ ý kiến riêng trước mọi người nhưng khi nói chuyện riêng, họ sẽ cởi mở hơn.
8. Lắng nghe mà không ngắt lời
Để một cuộc xung đột gia đình có thể được hóa giải, thì việc lắng nghe ý kiến của các thành viên trong cuộc tranh cãi là cần thiết. Chỉ bằng cách lắng nghe một cách tích cực, bạn mới có thể hiểu được điều họ đang cố gắng muốn nói. chú ý đến giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, không ngắt gián đoạn người nói, để bảo đảm bạn hiểu đúng những gì họ nói.
Việc lắng nghe làm cho thành viên gia đình cảm thấy họ đang được lắng nghe, thúc đẩy thành viên khác muốn lắng nghe, xoa dịu những bất đồng và cảm xúc mạnh mẽ, đồng thời xây dựng lại các mối quan hệ trong cuộc xung đột.
Phải làm gì khi tranh cãi dữ dội nổ ra? Bạn có thể thực hiện những bước nào để gia đình hòa thuận lại? Làm thế nào gia đình có thể duy trì sự hòa thuận?
Hãy liên hệ với chúng tôi “ Trung tâm Tư vấn tâm lý Giáo dục và phát triển cộng đồng Khai Tâm” để được lắng nghe chia sẻ và giải đáp những thắc mắc về các vấn đề của gia đình và giải quyết mâu thuẫn trong gia đình êm thấm.
Đ/C: Số 133, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889.
Email: drkhaitam@gmail.com.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét