Hiện
nay, thuật ngữ “ thế giới thứ 3” hay “ giới tính thứ 3” đã trở thành cụm từ khá
phổ biến, được sử dụng nhiều trên
truyền thông và việc nhìn nhận giới tính thứ 3 ở Việt Nam có thể nói đã có phần cởi
mở hơn. Tất nhiên, chưa hẳn 100% người dân đã chấp nhận chuyện này, bởi đâu đó
còn có những ông bố, bà mẹ coi đó là “bệnh” của con cần phải chữa chạy. Tuy
nhiên, đa số người dân, đặc biệt là dân đô thị đã coi “giới tính thứ 3” là điều
hoàn toàn bình thường.
So với một số quốc gia,
Việt Nam vẫn văn minh khi coi giới tính thứ 3 là chuyện bình thường. Thực tế,
nhiều nước vẫn chưa cởi mở và không chấp nhận chuyện này. Họ coi đây là căn
bệnh, hoặc là sự ô nhục cho cộng đồng nên hành xử vô cùng tàn bạo với những
người đồng tính lỡ bị “lộ”.Tất nhiên, ở những nước phương Tây có cái nhìn
thoáng hơn và cũng có nhiều hội dành cho giới LGBT (đồng tính, song tính và
chuyển giới) hoạt động hơn.
Tại Việt Nam cũng như nhiều
quốc gia khác văn hoá và dân trí là những yếu tố quan trọng quyết định việc các
bạn thuộc LGBT có được xã hội chấp nhận hay không. Dân trí phụ thuộc vào trình
độ, còn văn hoá lại xuất phát từ quan niệm và phong tục, tập quán của mỗi quốc
gia.
Ở Việt Nam, những nơi có
trình độ dân trí cao, rào cản văn hóa ngày càng được rút ngắn lại đối với giới
LGBT. Họ được cộng đồng nơi đó tôn trọng hơn, được thoải mái thể hiện bản thân
mình hơn và được nhìn nhận công bằng như những người dị tính khác.
Tại những nơi dân trí thấp,
phong tục và quan niệm còn nặng nề, những người thuộc giới tính thứ 3 phải sống
giấu mình hoặc khép mình hơn. Như thế, họ cũng thiệt thòi, khó khăn hơn trong
việc được sống là chính mình và lao động, cống hiến cho xã hội cũng như cho bản
thân.
Giới
tính thứ 3 và những định kiến ở Việt Nam:
Dù thuộc giới tính nào thì
những yếu tố như trình độ, văn hoá, tri thức, đạo đức, tài năng vẫn quan trọng
hơn cả để đánh giá về một con người. Vì thế, dù có là dị tính hay ở thế giới
LGBT vẫn cần phải có một cái nhìn công bằng, khách quan.
Định kiến ở đâu cũng có, kể
cả phương Tây được đánh giá là văn minh nhất thế giới. Tất nhiên, định kiến
không chỉ đến từ quan niệm, văn hóa mà đôi khi lại đến từ những chuyện tiêu cực
của giới LGBT. Vì thế, bên cạnh việc kêu gọi cộng đồng hiểu và chia sẻ với giới
LGBT, thì chính ngay bản thân chính các bạn thuộc cộng đồng LGBT cũng luôn phải
cố gắng để tránh xảy ra những điều tiêu cực dễ gây mất thiện cảm.
Thực
tế vượt qua những định kiến xã hội ấy không phải là điều dễ dàng.
Cái gì cũng cần thời gian,
không thể đốt cháy giai đoạn được. Muốn thay đổi quan niệm, suy nghĩ và đặc
biệt là xóa đi định kiến, chắc chắn cần sự nỗ lực từ hai phía. Vấn đề tuyên
truyền về mặt luật pháp từ các cơ quan, tổ chức xã hội cho cộng đồng LGBT cần
phải được đẩy mạnh hơn nữa.
Bên cạnh đó, tự thân các
bạn trong cộng đồng LGBT cũng cần được tư vấn tâm lý và trang bị các kỹ năng
mềm để có thể ứng xử hợp lý với các tình huống. Vượt qua định kiến là điều
không hề dễ dàng với bất kỳ ai, không chỉ riêng cộng đồng LGBT. Và điều quan
trọng hơn là sự nỗ lực của mỗi người khi đứng trước khó khăn, nếu họ thực sự
mạnh mẽ và thông minh thì sẽ đạt được điều mình muốn.
Sự
hỗ trợ về mặt chính sách và pháp luật cho cộng đồng LGBT
Cần phải đẩy mạnh việc hỗ
trợ cho cộng đồng LGBT ở nhiều khía cạnh như luật pháp, chính sách, tâm lý,
việc làm…
Bị kỳ thị, phân biệt đối xử
nặng nề, họ phải đối diện với rất nhiều khó khăn từ nhiều phía, bao gồm cả từ
gia đình, nơi làm việc, trên truyền thông, trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Từ
đó, nhiều người sống trong tâm trạng thu mình và dễ rơi vào tình thế rủi ro.
Mọi thứ giờ đây đã có biến
chuyển, đặc biệt là sự nhìn nhận từ xã hội với cộng đồng LGBT. Bởi vậy, việc kỳ
thị quá mức vẫn có, nhưng không nhiều.
Như vậy muốn mọi thứ trở
nên tốt đẹp thì cần sự nỗ lực từ hai phía. Không thể trách những người còn khắt
khe với cộng đồng LGBT và chúng ta cũng không có quyền kỳ thị cộng đồng này.
Vấn đề ở đây là ngoài việc tuyên truyền, hỗ trợ của các cơ quan đoàn thể xã
hội, tự những người trong cộng đồng LGBT cũng phải nỗ lực để hoàn thiện bản
thân và chứng minh được giá trị của chính mình.
Để tìm hiểu kỹ hơn hoặc có
những thắc mắc và khó khăn cần tư vấn về các vấn đê liên quan đến giới tính thứ
3 hãy liên hệ:
Trung tâm Tư vấn tâm lý và
Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm
Địa chỉ: số 133- 135, tổ 4,
đường bến phà cũ, phường Nông Tiến, Tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889.
Email: drkhaitam@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét