Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Sức khỏe tinh thần của trẻ Vị thành niên

(Tư vấn Khai Tâm) Khi con bắt đầu bước vào tuổi vị thành niên là một giai đoạn không hề dễ dàng gì đối với các bậc cha mẹ. Ở giai đoạn này trẻ phải vượt qua những bước chuyển giao hết sức dữ dội từ thể chất, cảm xúc, hóc-môn đến giới tính, xã hội và trí tuệ, trẻ không thể tránh khỏi những áp lực và những vấn đề mà trẻ gặp phải đương nhiên là rất lớn. 



Với rất nhiều trẻ vị thành niên, những áp lực đó đã dẫn đến một hay nhiều những vấn đề về rối loạn sức khỏe tinh thần. Tất cả những vấn đè đó đều rất đáng quan tâm và lo ngại và có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ. Ở giai đoạn này trẻ thường gặp phải một số vấn đề sức khỏe tinh thần:


Trầm cảm
Bệnh trầm cảm là một chứng bệnh nguy hiểm cần phải được điều trị kịp thời nó khác nhiều so với trạng thái buồn lo âu hàng ngày của chúng ta. Hãy lưu ý những đặc điểm sau:
• Thay đổi về cách ngủ
• Khóc bất ngờ và buồn bã quá mức
• Thói quen ăn uống làm giảm hoặc tăng cân rõ ràng
• Có biểu hiện của sự tuyệt vọng hay cảm thấy mình vô dụng
• Hoang tưởng hoặc là kín đáo một cách quá mức
• Tự làm tổn thương hoặc là nói đến việc tự làm đau mình
• Bị ám ảnh bởi những lo sợ về hình dáng cơ thể
• Sống quá tách biệt
• Bị bạn bè hay các nhóm xã hội bỏ rơi.



Rối loạn ăn uống
• Những lo lắng về dáng vóc cơ thể có thể trở thành những ám ảnh gây nên giảm cân quá nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ vị thành niên:
• Biếng ăn: tránh thức ăn và thay đổi đáng kể thói quen ăn uống là những dấu hiệu rất đáng lo ngại.
• Háu ăn: tháo thức ăn ra sau ăn (tự ọe thức ăn ra) – cần cảnh giác với tình trạng giảm cân quá nhanh mà không hề có sự thay đổi nào về thói quen ăn uống (cần phải có tư vấn của bác sĩ) hay tình trạng cứ ăn xong là vào nhà vệ sinh.



Lạm dụng thuốc
• Trẻ vị thành niên có thể lạm dụng các chất kích thích như rượu, ma túy, thuốc lắc và các loại thuốc trị bệnh như mất ngủ, giảm cân, trị mụn trứng cá, ho, cảm lạnh v.v…
• Cha mẹ nên chú ý đến các biểu hiện của trẻ khi lạm dụng các chất kích thích như trẻ sử dụng các công cụ chích hút, các vết tích trên cơ thể, nói năng lắp bắp v.v…
• Cha mẹ đặc biệt cần chú ý đến các thói quen hàng ngày của trẻ để kịp thời nhận ra những thay đổi và có sự điều chỉnh sớm khi cần thiết.
• Khi thấy lo lắng cha mẹ nên hỏi các chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ để được đánh giá đúng và tư vấn cách trị liệu.



Một số lời khuyên gợi ý dành cho phụ huynh có con ở lứa tuổi này:
- Nói chuyện với con thường xuyên, cởi mở và chân thành:
Bạn cần phải chủ động đề cập đến những vấn đề lứa tuổi con quan tâm và hãy hết sức cởi mở với con. Hãy nói chia sẻ về những kinh nghiệm của bản thân, kể về những lo sợ của mình khi còn là một cô bé hay cậu bé ở tuổi vị thành niên giống con. Tạo cảm giác thân thiết cho con biết là con không hề đơn độc và cũng không lo ngại rằng những lo lắng của con là duy nhất.
- Hãy hiểu rằng những rối loạn về sức khỏe tinh thần là hoàn toàn có thể điều trị được
- Tự trang bị cho mình những thông tin về các chứng rối loạn sức khỏe tinh thần đối với lứa tuổi vị thành niên.
- Hãy chú ý tới hành vi của con. Tuổi vị thành niên tất nhiên là một giai đoạn chuyển giao và thay đổi, nhưng nếu thấy có những thay quá đột ngột, bất bình thường và bất lợi về mặt hành vi thì đó có thể là những dấu hiệu cho thấy sức khỏe tinh thần có vấn đề nghiêm trọng.



- Hãy Lưu ý tới những dấu hiệu sau:
• Trẻ ngủ quá nhiều, quá mệt mỏi so với sự mệt mỏi thông thường ở tuổi teen. Đây có thể là dấu hiệu của trầm cảm hoặc lạm dụng thuốc kích thích. Trẻ khó ngủ hoặc mất ngủ hay có những dấu hiệu rối loạn giấc ngủ.
• Mất lòng tự trọng
• Quá ham thích hoặc là không còn thích thú gì với các trò tiêu khiên trước đây
• Tụt dốc nhanh về học tập ngoài sức tưởng tượng
• Tụt cân và ăn không ngon miệng. Đây có thể là dấu hiệu của rối loạn ăn uống.
• Thay đổi tính cách chẳng hạn như hung hăng và hay tức giận thái quá khác với bản tính thường ngày. Đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề về tâm lý, sử dụng ma túy hoặc vấ n đề về giới tính.
Là các bậc cha mẹ không gì hạnh phúc hơn khi chứng kiến những nấc thang trưởng thành và phát triển của con mình và mong muốn con thành công.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được lắng nghe chia sẻ và trang bị những kiến thức, kỹ năng trợ giúp cho trẻ trong tất các mốc phát triển của trẻ.


Trung tâm Tư vấn tâm lý và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm
Đ/C: Số 133, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889.
Email: drkhaitam@gmail.com.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét