Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020

Bạo hành gia đình và hậu quả nghiêm trọng


(Tư vấn Khai Tâm) Bạo lực gia đình là một hành vi cố ý gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại với các thành viên khác trong gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng khác nhau.

Bạo lực trong gia đình có thể chia ra nhiều dạng: 
(1) Bạo lực thể xác: các hành vi như đá, đấm, tát,… tác động trực tiếp tới sức khỏe. 
(2) Bạo lực tình dục: ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn; hành vi loạn luân giữa cha và con gái, mẹ và con trai, anh chị em,… cũng được xếp vào bạo lực tình dục. 
(3) Bạo lực tinh thần: chửi bới, mắng nhiếc, im lặng trong một khoảng thời gian dài,…

Nguyên nhân: Bạo lực gia đình xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như bất bình đẳng giới người phụ nữ thường không được tôn trọng không có quyền quyết định đưa ra ý kiến trong gia đình gây ra mâu thuẫn vợ chồng. Khó khăn về kinh tế cũng là nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình thường tạo ra áp lực căng thẳng bế tắc dẫn đến mâu thuẫn tranh chấp trong gia đình. Các nguyên nhân về tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ngoại tình, ghen tuông cũng là nguyên nhân trực tiếp tới bạo lực gia đình.
Hậu quả của bạo lực gia đình sẽ không thể lường trước được.

- Đối với nạn nhân: Bạo lực gia đình gây thiệt hại về thể chất lẫn tinh thần cho nạn nhân, gây tổn hại sức khỏe, sợ hãi, lo lắng, hoang mang, trầm cảm, thấy cuộc sống nặng nề, căng thẳng và tuyệt vọng.
- Đối với người gây bạo lực: Người gây ra bạo lực cũng phải trả giá cho hành vi của bản thân như tự phá hỏng mối quan hệ vợ-chồng, cha mẹ-con cái, anh chị em trong gia đình dẫn đến cô đơn trong chính căn nhà của mình, phải nộp phạt hành chính nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nạn nhân.
- Đối với trẻ em, con cái: bạo lực khiến trẻ em bị ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển thể chất và trí tuệ. Khi chứng kiến bạo lực gia đình trẻ sẽ trong tình trạng căng thẳng, sợ hãi, tâm lý tiêu cực, thiếu tập trung và không có khả năng chơi tích cực, lẩn tránh các mối quan hệ với các bạn cùng lứa tuổi, khép kín bản thân với mọi người xung quanh. Ngiêm trọng hơn trẻ sẽ gây rối, bỏ học, phạm tội, uống rượu, hút thuốc, nghện ngập và học theo hành vi bạo lực của người lớn,..
- Đối với gia đình: bạo lực gia đình là nguyên nhân dẫn đến ly thân, ly hôn, tan vỡ gia đình, tốn tiền chữa trị và phục hồi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cho nạn nhân và người chứng kiến bạo lực gia đình. Giảm thời gian và năng suất lao động từ đó giảm thu nhập gia đình. Không có khả năng làm tròn bổn phận với gia đình nội, ngoại.

Bạo lực gia đình dù ở bất kỳ hình thức nào cũng để lại những tác động tiêu cực đến sức khỏe về thể chất, tinh thần không chỉ của nạn nhân mà còn thành viên khác trong gia đình; tác động tiêu cực đến lực lượng lao động, hoạt động kinh tế. Bạo lực gia đình đặt ra yêu cầu trợ giúp vào bảo vệ nạn nhân. Để góp phần ngăn chặn bạo lực gia đình, cần phải tuyên truyền sâu rộng về luật pháp, xây dựng mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương, làm cho mỗi gia đình hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình để xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững. Cần xem đây là trách nhiệm của toàn xã hội chứ không của riêng ai.
Trung tâm Tư vấn và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm
Số 135, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.

Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889. Email: drkhaitam@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét