(Tư vấn Khai Tâm) Tình yêu là một dạng thức tình cảm thiêng liêng nhất trong sâu thẳm trái tim mỗi người khi được dâng hiến và sẻ chia. Ai cũng có tình yêu của mình, tình yêu ấy luôn hướng đến một người để được gắn bó, được cùng nhau bước đi trên con đường tìm kiếm hạnh phúc.
Tuy nhiên, không ai có thể tìm ra đáp án chính xác cho tình cảm của mình với người ấy một cách nhanh chóng. Vậy tình yêu có những dạng thức gì? Nó có những dấu hiệu gì để ta có thể nhận diện và gọi tên? Dưới đây là các dạng thức tình yêu thường gặp trong cuộc sống:
1. Tình yêu vụ lợi:
Đó là một thứ tình yêu không xác định được mức độ rung cảm chân thành đối với nhau. Cả hai người hoặc trong đó có một người luôn có xu hướng lợi dụng tình cảm của đối phương hòng chiếm đoạt về vật chất. Những cám dỗ của vật chất làm cho họ quên đi bản thân và cảm nghĩ của người khác. Trong thế giới tinh thần của họ vật chất tiền bạc là trên hết. Họ có thể đánh đổi tất cả để có thể thu về những lợi nhuận mà không cần biết nhân cách của mình sẽ đi về đâu. Thứ tình yêu vụ lợi này nó vẫn tồn tại như một dạng tình yêu khác nhưng biểu hiện của nó là những biến thái vật chất hoá sự quan tâm đến nhau, như gợi ý mua sắm đồ dùng cá nhân đắt tiền, trang bị những thứ không cần thiết cho bản thân và coi nó như một thứ trang sức để tăng khả năng thể hiện cái tôi vật chất trước mọi người. Hoặc là mong muốn những thứ có giá trị vượt quá mức cần thiết khi sử dụng. Trong dạng tình yêu này người bị lợi dụng về vật chất không phải là không biết sự thật đó nhưng họ cũng cố gắng thoả mãn những ham muốn đó của đối phương để vụ lợi lại. Đổi lại những mất mát vật chất họ có được tình cảm của người ấy, mà đôi khi sự nhận lại tình cảm như là sự ban ơn, bố thí và quá hời hợt. Sự thoả mãn trong nhu cầu được yêu thương của người bị lợi dụng rất hạn chế. Họ chỉ cần đối phương của mình tỏ ra quan tâm chăm sóc bằng một câu nói, một cái ôm thật nhẹ nhàng và quỹ thời gian nho nhỏ dành cho họ trong một ngày.
2. Tình yêu ích kỷ:
2. Tình yêu ích kỷ:
Là một dạng tình yêu không có đối thoại. Những người có tình yêu này đa phần là người có xu hướng đề cao cái tôi bản thân. Họ luôn nghĩ cho bản thân mình trước khi nghĩ đến người khác. Dấu hiệu của nó dễ dàng nhận biết khi người có tình yêu này thường đòi hỏi người yêu mình nhất nhất phải làm theo những ý thích, những cái mà họ mong muốn. Trong suy nghĩ họ luôn cho rằng những suy nghĩ của mình là đúng, là vượt trội, không có ai sáng suốt hơn họ trong nhìn nhận các vấn đề. Hành động của họ thường là phủ nhận ý kiến của người khác. Khi bị phản ứng lại, thường rơi vào trạng thái tự ái, cáu giận và đôi khi quay ngoắt thái độ sang một thái cực tiêu cực khác. Những người này thường là người tự đánh giá bản thân quá cao so với khả năng mà họ có. Chính vì vậy, khi yêu họ thường hay bị tan vỡ trong tình cảm. Vì họ không bao giờ hoặc ít chịu lắng nghe cảm xúc của người khác.
3. Tình yêu lạm dụng:
Đây là một dạng tình yêu đam mê một đặc điểm gì đó của nhau. Theo như họ cảm nhận, đối phương đã mang cho họ một khoái cảm nhất định. Đấy có thể là khoái cảm tính dục, khoái cảm về một sở thích mà họ không được thoả mãn trong cuộc sống hàng ngày...Sự lạm dụng này có trình tự: khoái cảm + khoái cảm = yêu thương. Tuy nhiên, khi đối phương không đem lại cho họ khoái cảm thì sự yêu thương đó sẽ bị đem ra cân nhắc và tính toán. Những người có dạng tình yêu này thường sống theo nguyên tắc thoả mãn những xúc cảm nhất thời. Khi họ còn được đáp ứng và thoả mãn những khoái cảm thì họ luôn ở trong trạng thái tâm lý cân bằng và ổn định trong tư duy. Khoái cảm đạt được cho thấy sự thoả mãn giải toả về một điều gì đó mà lâu nay bị dồn nén, không được khai thông trong tâm trí của họ. Những nhu cầu và mong muốn được xuất phát từ những bản năng sống. Khi có các kích thích do đời sống tạo ra thì các loại bản năng này sẽ có các phản ứng bản năng để đáp ứng lại . Do đó những phản ứng bản năng là cơ sở hình thành nhiều loại khoái cảm khác nhau. Khi nhiều khoái cảm được đáp ứng đồng thời sẽ tạo ra sự vô thức trong hành động. Trong điều kiện và hoàn cảnh này con người rơi vào điểm mù trong nhận thức sự việc và các vấn đề của bản thân. Họ không thoát ra được sự kiềm toả của các khoái cảm. Nhiều khi họ rơi vào trạng thái mất hoạt động, không có phương hướng trong hành động của mình. Như thế người có tình yêu dạng này không nhận thức được rõ ràng tình cảm của bản thân mình dành cho đối phương là như thế nào. Ranh giới giữa yêu và không yêu là câu hỏi khó trả lời đối với bản thân họ.
4. Tình yêu kiểm soát:
4. Tình yêu kiểm soát:
Những người có dạng tình yêu này luôn có xu hướng nắm bắt thông tin về những hành động, việc làm của người mình yêu. Họ có thể tìm mọi cách để kiểm soát hành vi hoặc ý thức, xúc cảm của người yêu. Thông thường họ sẽ là người chủ động tạo ra các quyết định đối với hoạt động của hai người. Sự sắp đặt đó có thể là do ngẫu hứng hoặc đã được lập kế hoạch trước để dẫn dụ người yêu vào những điểm an toàn mà họ thấy cần thiết để bảo vệ tình yêu của mình. Các cách thức kiểm soát bao gồm kiểm soát về thông tin, về giao tiếp, về hình thức và trang phục. Bên cạnh đó cũng kèm theo sự kiểm soát về ý nghĩ, họ mong muốn ngăn chặn những suy nghĩ có thể xảy ra ở người yêu làm ảnh hưởng tới quan hệ của hai người. Lối kiểm soát này cho thấy sự độc đoán trong tình yêu và mong muốn được sở hữu. Họ luôn rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng mất người yêu. Đây là một tâm lý thường thấy ở những người có cuộc sống được người khác nuông chiều. Họ sợ mất đi những cái mà họ thường xuyên nhận được và không muốn mất đi khi nó là cái mà họ luôn yêu thích.
5. Tình yêu bị bỏ rơi:
Đây là một loại tình yêu của những người có xu hướng đa nhân cách. Họ luôn khát khao được thăng hoa, được thể hiện cái tôi trong đời sống. Tình yêu đối với họ như là sự miễn cưỡng. Họ không xác định rõ được giá trị của tình yêu với giá trị của công việc cái nào lớn hơn. Đôi khi thăng hoa họ thấy tình yêu là vĩnh cửu nhưng cũng chính vì thăng hoa họ sẵn sàng bỏ mặc tình yêu giữa đường để đi tìm cái chân lý trong lý tưởng sống của mình. Họ có thể đam mê công việc mà quên đi những rung cảm yêu thương và chia sẻ. Sự bỏ rơi tình yêu luôn là tâm thế mặc định trong họ. Những người này trong yêu thương thường không có sự nhất quán và tuân thủ một nguyên tắc nào cả. Khi cảm xúc thăng hoa họ không thấy giá trị của sự chia sẻ trong khối tình cảm ấy. Họ khát khao được lập thân và khát khao được sống tự do theo ý nghĩ của mình. Cho nên trong giao tiếp họ luôn giữ khuôn mặt của nhiều vai khác nhau. Lúc thì họ chiều theo suy nghĩ của người khác, lúc thì họ nhân nhượng để thoả mãn cảm xúc của mình và cũng có lúc họ cay nghiệt trong phê phán người khác. Các trạng thái tình cảm của họ luôn biểu hiện ở nhiều sắc thái khác nhau tuỳ theo cảm hứng mà họ có được. Vì lẽ đó trong cung bậc tình cảm của họ sự trú chân của tình yêu như một người cư sĩ ẩn dật. Tình yêu đến và đi như gió thoảng qua mành. Chính vì vậy những người có tình yêu dạng này thường hay thiếu trách nhiệm với tình yêu, không biết bảo vệ tình yêu của mình trước người khác, có xu hướng ngoại tình và ngoại tình trong tâm tưởng. Tình yêu với họ như con thuyền trong cơn hồng thuỷ, nước lên đến đâu thuyền dâng đến đấy. Nước cạn thuyền có mắc nạn cũng mặc thuyền cô đơn.
6. Tình yêu thế chỗ: Tình yêu dạng này cho ta thấy sự bất an trong tâm lý của người đang yêu khi bị đổ vỡ tình cảm. Sự ra đi của một tình yêu này không phải là sự mất mát có ý nghĩa đối với họ mà thực chất nó là sự trống trải, không có chỗ dựa về tinh thần để được vui, được thả mình vào cõi riêng mà bấy lâu nay họ được bao bọc. Khi rơi vào trạng thái cô đơn họ luôn tìm một cái để thay thế. Vật được thay thế này chính là một người nào đó đem lại cho họ một chỗ dựa nhất thời. Quá trình này chính là sự sinh dưỡng ngắn hạn giúp cho họ hồi phục tinh thần và tìm kiếm cái bao bọc sau này. Sự bao bọc của người đến sau đưa đến cho họ sự bình an nhưng cũng đưa đến cho họ sự ám ảnh về những điều không thể chấp nhận đối với bản thân khi cơn cảm xúc đã qua. Họ thấy ăn năn và hối lỗi về sự lựa chọn nhất thời và cũng cảm thấy mắc nạn trong những rắc rối mà họ gây ra. Sự hoài vọng về những cái đã qua như thúc đẩy họ nhanh chóng quay trở lại là mình nhưng cũng là cái để họ gạt bỏ dĩ vãng bước tới cái mới trong tâm thế bất an.
6. Tình yêu thế chỗ: Tình yêu dạng này cho ta thấy sự bất an trong tâm lý của người đang yêu khi bị đổ vỡ tình cảm. Sự ra đi của một tình yêu này không phải là sự mất mát có ý nghĩa đối với họ mà thực chất nó là sự trống trải, không có chỗ dựa về tinh thần để được vui, được thả mình vào cõi riêng mà bấy lâu nay họ được bao bọc. Khi rơi vào trạng thái cô đơn họ luôn tìm một cái để thay thế. Vật được thay thế này chính là một người nào đó đem lại cho họ một chỗ dựa nhất thời. Quá trình này chính là sự sinh dưỡng ngắn hạn giúp cho họ hồi phục tinh thần và tìm kiếm cái bao bọc sau này. Sự bao bọc của người đến sau đưa đến cho họ sự bình an nhưng cũng đưa đến cho họ sự ám ảnh về những điều không thể chấp nhận đối với bản thân khi cơn cảm xúc đã qua. Họ thấy ăn năn và hối lỗi về sự lựa chọn nhất thời và cũng cảm thấy mắc nạn trong những rắc rối mà họ gây ra. Sự hoài vọng về những cái đã qua như thúc đẩy họ nhanh chóng quay trở lại là mình nhưng cũng là cái để họ gạt bỏ dĩ vãng bước tới cái mới trong tâm thế bất an.
7. Tình yêu chân chính:
Tình yêu chân chính và đích thực chính là tình yêu có sự dâng hiến, hi sinh và chấp nhận. Chỉ có những người hết mực yêu thương nhau mới thấy được sự hi sinh của bản thân là có ý nghĩa. Họ không tính toán với các lỗi lầm của người mình yêu, biết vị tha để giúp nhau ngày một tốt hơn. Chấp nhận những hạn chế và quan điểm sống của người khác là một đức tính của tình yêu. Biết lắng nghe và cùng chia sẻ những vui buồn là một động thái tích cực giúp cho họ nhận ra giá trị của nhau trong mỗi người. So đo tính toán sẽ là rào cản vô hình làm cho tình yêu thui chột và nhuốm màu vụ lợi. Sự hi sinh và chia sẻ những gánh nặng cho nhau trong cuộc đời sẽ là chất keo trong suốt làm cho tình yêu vĩnh cửu. Tình người là cơ sở nền tảng để có thể trao nhau niềm tin. Niềm tin về cuộc sống, về tình yêu sẽ phải trải qua giông bão và sự vun đắp cho ngày mai hạnh phúc.
Mã Ngọc Thể
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét