Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Hướng dẫn sử dụng Internet hợp lý, khoa học dành cho trẻ

(Tư vấn Khai Tâm) Ngày nay, với việc phát triển của hệ thống internet và các thiết bị công nghệ cao đã mang lại nhiều lợi ích cho con người, nhưng cũng mang đến nhiều phiền toái cho không ít gia đình, đặc biệt trong việc nuôi dạy con cái thời đại “kỹ thuật số”. 




Một trong những rắc rối mà các cha mẹ đang gặp phải là việc nên ngăn cấm hay cho phép trẻ làm quen và sử dụng internet.
Bố mẹ nên trì chuyện thảo luận với con để xây dựng quy ước khi sử dụng Internet, nhắc nhở trẻ về nguy cơ có thể gặp để tăng cường cảnh giác.
Bên cạnh đó bố mẹ cần lưu ý 4 nguyên tắc sử dụng internet hợp lý dành cho trẻ: không cho biết thông tin cá nhân, không gặp gỡ người lạ, không dùng chung mật khẩu (password), có quy định về thời gian sử dụng intrernet.

Sử dụng những ứng dụng được các chuyên gia hay cơ sở giảng dạy uy tín giới thiệu một cách hiệu quả giúp trẻ sử dụng intrenet an toàn và hiệu quả nhất.
Ngoài ra nhà trường và giáo viên nên truyền đạt những kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hợp lý bằng cách lồng ghép vào giảng dạy và chương trình học để giúp trẻ chủ động trong sử dụng mạng internet một cách an toàn và hiệu quả.

Đối với trẻ, internet là một thế giới vô cùng mới mẻ và hấp dẫn. Đó là nơi để chúng giải trí, thể hiện bản thân, bộc lộ những cảm xúc mà nhiều khi chúng thấy khó khăn khi chia sẻ với bố mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, internet cũng bộc lộ một số điểm tiêu cực, nó hạn chế khả năng giao tiếp của trẻ với thế giới bên ngoài, giảm thiểu thời gian tham gia các hoạt động thể chất, lười bộc lộ cảm xúc, chia sẻ với mọi người trong cuộc sống thực. Trẻ con ngày nay không còn lục tìm sách trên thư viện như trước nữa, để tìm kiếm bất cứ một thông tin gì, chỉ cần kích chuột, sau vài giây, chúng có thể tìm mọi thông tin về thứ chúng mong muốn. Do đó, internet rất dễ dẫn đến sự mất cân bằng trong cuộc sống, trẻ có xu hướng che đậy khó khăn, dễ tổn thương tâm lý, dễ lệ thuộc vào các ứng dụng công nghệ.

Hãy là những bậc phụ huynh sáng suốt trong cách dạy con không nên lệ thuộc vào mạng internet khi công nghệ ngày càng phát triển. Hãy để cho con bạn phát triển một cách tự nhiên nhất.
Bạn muốn hiểu con mình hơn, muốn làm bạn với con,… Trung tâm tư vẫn tâm lý và phát triển cộng đồng Khai Tâm luôn hỗ trợ tư vấn mọi thắc mắc của trẻ cho các bậc phụ huynh. Bên phía trung tâm còn tư vấn, can thiệp cho những trẻ tự kỷ, chậm nói, tăng động, chậm phát triển,… Và Dạy Kỹ năng sống cho trẻ. Bạn là công chức, viên chức… bận công việc ít thời gian chăm sóc trẻ, bạn muốn trang bị những kỹ năng cho trẻ giúp trẻ hoàn thiện và phát triển bản thân hơn.

Hãy đến với Trung tâm Tư vấn tâm lý và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm 
Số 135, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889. Email: drkhaitam@gmail.com

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020

Mừng tuổi cho trẻ ngày Tết

Bài tập rèn tính kiên trì và tập trung chú ý cho trẻ em

Bài tập di chuyển nhằm tăng cường sự tập trung chú ý và vận động tinh trẻ

Nhạc zombie roblox siêu hay

Giới thiệu kênh Khai Tam Vlog

Quan niệm về hạnh phúc

Tạo không gian vui chơi cho trẻ trong ngày Tết

Bài tập di chuyển theo sơ đồ nhằm tăng cường khả năng tập trung chú ý củ...

Hệ lụy từ chơi games trực tuyến

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

Nguyên tắc đạo đức trong tham vấn

(Tư vấn Khai Tâm) Để giúp cho quá trình tham vấn đạt được thành công và đồng thời để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, Nhà tham vấn cần phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức tham vấn và vận dụng sao cho linh hoạt. 



Dưới đây Tôi xin giới thiệu tới các bạn những nguyên tắc đạo đức mà Các chuyên gia thuộc Trung tâm Khai Tâm cam kết thực hiện với khách hàng của mình, do vậy các bạn có thể nêu lên ý kiến của mình nhằm góp phần hoàn thiện và cùng nhau đưa ra được một mẫu chung khi sử dụng trong tham vấn ở Việt Nam:

1. Tôn trọng

Tôn trọng là nguyên tắc cơ bản trong mối quan hệ con người nói chung. Người ta chỉ có thể làm việc với nhau khi hai người cảm thấy có được sự tôn trọng những đặc điểm, giá trị mà người ấy vốn có. Trong tham vấn thì điều này càng cần thiết hơn bởi những điều khách hàng nói ra là rất riêng tư, thầm kín, không dễ bộc lộ với người khác.

Tôn trọng những đặc điểm riêng này phải đi cùng với tôn trọng quyền tự chủ của khách hàng. Giúp khách hàng khỏe mạnh về mặt tâm trí cũng có nghĩa là giúp họ không phụ thuộc, dựa dẫm vào nhà tham vấn. Hơn nữa, mỗi người có tiềm năng và có trách nhiệm chịu trách nhiệm với cuộc sống với hành động của bản thân mình. Do vậy nhà tham vấn phải tôn trọng quyền tự quyết của khách hàng.

2. Chấp nhận vô điều kiện

Bạn được nhà tham vấn chấp nhận với tất cả những điểm tốt điểm xấu, điểm mạnh điểm yếu, những giá trị khác biệt hay đôi khi là đối ngược lại với nhà tham vấn.

Chấp nhận không có nghĩa là đồng tình ủng hộ kể cả với những hành vi phạm tội, mà là nhìn nhận khách hàng dưới góc độ tổng thể, có cả điểm tiêu cực và tích cực.

Chấp nhận không chỉ biểu hiện ra thái độ bên ngoài không phê phán mà phải ở cả trong chính cảm xúc, suy nghĩ của nhà tham vấn.

Chấp nhận để khách hàng cảm thấy mình có giá trị, đáng được quan tâm, cảm giác an toàn để bộc lộ được những tâm sự thầm kín.

3. Bí mật

Nhà tham vấn có trách nhiệm tôn trọng tính bí mật riêng tư về mặt thông tin của khách hàng. Những thông tin được giữ bí mật là tất cả những gì có thể khiến xác định danh tính của khách hàng như tên, tuổi, địa chỉ, và bất cứ thông tin nào mang tính đặc trưng riêng của cá nhân cũng như nội dung thông tin mà khách hàng đã chia sẻ trong quá trình tham vấn.

Trong trường hợp khách hàng cho phép hoặc khi khách hàng có nguy cơ gây tổn hại tới bản thân hoặc người khác, hay khi tòa án yêu cầu tiết lộ thông tin thì nhà tham vấn có thể tiết lộ thông tin của khách hàng. Tuy nhiên nhà tham vấn nên tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn khác về mức độ tiết lộ và thông báo cho khách hàng trước khi hành động.

4. Trung thực

Nhà tham vấn có nghĩa vụ trung thực với khách hàng và với chính bản thân mình. Có nghĩa là nhà tham vấn không nói cái mình không biết hoặc chưa rõ. Khi nhà tham vấn ở trạng thái không sẵn sàng làm việc thì cần tạm dừng để tránh làm hại đến khách hàng.

5. Mối quan hệ giữa khách hàng và nhà tham vấn

Đây là mối quan hệ mang tính chất nghề nghiệp. Nhà tham vấn và khách hàng không được có mối quan hệ tình cảm yêu đương hay quan hệ tình dục với khách hàng ít nhất trong khoảng thời gian 2 năm kể từ khi kết thúc mối quan hệ tham vấn.

Khi khách hàng và nhà tham vấn nảy sinh tình cảm yêu đương thì quá trình tham vấn cần dừng lại hoặc thay thế nhà tham vấn khác.

Nhà tham vấn không được phép lạm dụng vị trí của mình để áp đặt hay ép buộc khách hàng trong bất cứ việc gì

Nhà tham vấn không được lợi dụng tiền bạc từ khách hàng thông qua việc nhận quà hay kéo dài thời gian tham vấn để thu phí.

6. Những quyền lợi của khách hàng

6.1. Khách hàng được quyền biết về tiến trình và cách thức áp dụng (lý thuyết/trường phái) trong quá trình tham vấn

6.2. Khách hàng có quyền biết về những hạn chế và nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình tham vấn

6.3. Khách hàng có quyền biết về danh tính, năng lực, bằng cấp chuyên môn của nhà tham vấn và lựa chọn nhà tham vấn

6.4. Khách hàng có quyền được biết về quá trình lưu trữ thông tin trong tham vấn

6.5. Khách hàng có quyền được đảm bảo bí mật về thông tin họ chia sẻ (với nhà tham vấn). Trong những trường hợp phải chia sẻ thông tin với một đối tượng khác thì họ có quyền được thông báo trước

6.6. Khách hàng có quyền tiếp tục hay từ chối dịch vụ tham vấn

Hãy đến với Trung tâm Tư vấn và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm 
Số 133 - 135, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889. Email: drkhaitam@gmail.com

Tham vấn hay Tư vấn?

(Tư vấn Khai Tâm) Có nhiều cách gọi khác nhau về Tư vấn hoặc Tham vấn. Dưới đây tôi xin chuyển tới các bạn một ý kiến của người trong ngành về sự phân biệt này. Chị hiện là giảng viên của Trường ĐH Lao động Xã Hội. TS Bùi Thị Xuân Mai. Đây là ý kiến cá nhân, các bạn có thể Coment ý kiến của mình dưới bài viết này.



Có thể nói, cuộc tranh luận về thuật ngữ tham vấn, tư vấn hay trị liệu tâm lý vẫn luôn là vấn đề nóng hổi hiện nay trong các diễn dàn bàn về tham vấn tại Việt nam. Trong không ít hội thảo có người phê phán việc sử dụng tư vấn khi tham vấn. Đồng thời cũng có ngưới lại đồng nhất hai khái niệm này. Bên cạnh đó cũng không ít người lại băn khoăn liệu có gì khác nhau giữa tham vấn và trị liệu tâm lý. Bài viết này xin cung cấp một số thông tin nhằm giúp bạn đọc cũng như các nhà nghiên cứu có quan tâm hiểu rõ hơn về sự giao thoa cũng như và khác biệt giữa các thuật ngữ trên làm cơ sở cho việc sử dụng chúng một cách đúng đắn trong những bối cảnh có liên quan.

Tư vấn và tham vấn
Tư vấn- trong tiếng anh là Consultation - được xem như quá trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan điểm về vấn đề nào đó để đi đến một quyết định Tư vấn trong từ điển tiếng Việt được định nghĩa như là sự phát biểu ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định. Hoạt động này phần nhiều diễn ra dưới dạng Hỏi –và Đáp.
Tác giả Trần Tuấn Lộ đã mô phỏng hoạt động tư vấn như sự tham khảo và cung cấp ý kiến giữa một bên A- có thể là một cá nhân, một tổ chức cần tìm câu trả lời cho một thắc mắc hoặc tìm giải pháp với bên B- một cá nhân, một tổ chức khác có chuyên môn, kinh nghiệm và giúp họ giải đáp những thắc mắc hay vấn đề của họ.
Tư vấn được các tác giả nước ngoài hiểu theo nhiều cách với vai trò khác nhau của người tư vấn.
Tư vấn có thể được xem là mối quan hệ mà ở đó người chuyên gia đưa ra sự trợ giúp cho cá nhân hay tổ chức có nhu cầu giải quyết vấn đề khó khăn (A.M. Douherty, 1990). Tư vấn được M. Fall, (1995) định nghĩa một cách rất đơn giản rằng “Tư vấn là việc tôi và anh cùng nói về người đó, điều đó nhằm mục đích để thay đổi”. Người tư vấn có thể đóng vai trò như người chịu trách nhiệm tìm ra những giải pháp (R. Schein, 1969), hay thu thập thông tin, chẩn đoán vấn đề và đề xuất giải pháp (D.J. Kurpius & J.C. Brukbaker 1976) hoặc là chỉ là người định hướng, điều phối tiến trình giải quyết vấn đề (R. Blake & J.S.Mouton 1976). Một nghiên cứu chỉ ra rằng, các nhân viên tham vấn tại cộng đồng trung bình sử dụng 10 % công việc cho làm công tác tư vấn (L.Stone & J. Archer, 1990). Như vậy cũng không nên tuyệt đối hóa việc không làm tư vấn trong tham vấn. Grace M. (1998) cho rằng Tham vấn là một kỹ thuật trợ giúp trong Công tác xã hội cá nhân và việc cho lời khuyên là một kỹ thuật của tham vấn. Tuy nhiên bà nhấn mạnh lời khuyên đó không nên mang tính áp đặt mà cần khách quan, phù hợp với nhu cầu của đối tượng được xác định trên cơ sở thảo luận và dựa vào kiến thức chuyên môn ví dụ như kiến thức về kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, khi làm tham vấn người ta thường thiên về đưa ra lời khuyên mang tính áp đặt ý chí chủ quan khá nhiều, khiến cho hoạt động tham vấn bị lu mờ và ý nghĩa của tư vấn bị hiểu sai lệch.
Những quan điểm trên cho thấy, việc trao đổi ý tưởng, cung cấp thông tin, và có thể là những lời khuyên trong tư vấn đã tham gia một phần vào quá trình giải quyết vấn đề. Thực tế cho thấy tồn tại nhiều loại hình tư vấn như tư vấn hướng nghiệp, tư vấn giáo dục, tư vấn sức khỏe, tư vấn pháp luật, tư vấn kinh tế, kinh doanh. Các hoạt động tư vấn về các vấn đề tâm lý xã hội qua báo chí, qua đài hay điện thoại, thậm chí ngay tại các trung tâm tư vấn tâm lý hiện nay cũng phần lớn hoạt động theo phương thức này. Hình thức hỏi và đáp, cung cấp thông tin trong các hoạt động tư vấn trên đã phần nào giải đáp được những thắc mắc cũng như quan tâm của nhiều người. Song cần nhấn mạnh rằng chức năng của tham vấn không phải đưa ra lời khuyên. Do vậy có sự khác biệt giữa tham vấn và tư vấn ở những điểm sau đây:
- Thứ nhất, về mục tiêu: Tư vấn chủ yếu hướng tới giải quyết vấn đề hiện tại, còn hoạt động tham vấn còn hướng tới mục tiêu lâu dài hơn đó là giúp cá nhân nâng cao khả năng giải quyết vấn đề sau khi được tham vấn.
- Thứ hai, về tiến trình: tư vấn thường là cung cấp thông tin hay đưa ra lời khuyên. do vậy nó diễn ra trong một thời gian ngắn, giải quyết vấn đề tức thời, còn tham vấn có thể diễn ra trong thời gian có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng thậm chí hàng năm.
- Thứ ba, về mối quan hệ: Trong tư vấn: có thể là mối quan hệ trên- dưới giữa một người là được xem là “uyên bác” với những thông tin chuyên môn, còn bên kia là người “thiếu hiểu biết” về vấn đề nào đó, bên cạnh mối quan hệ ở đây không đòi hỏi sự tương tác rất tích cực từ phía đối tượng. Trong khi đó ở tình huống tham vấn, mối quan hệ mang tính ngang bằng, bình đẳng và đòi hỏi có sự tương tác rất chặt chẽ và hợp tác tích cực giữa hai bên, có thể nói nó đóng vai trò như một công cụ quan trọng cho sự thành công của ca tham vấn
- Thứ tư về cách thức tương tác: Trong tư vấn cách thức can thiệp chính là cung cấp thông tin và lời khuyên bổ ích từ người tư vấn với đầy kiến thức chuyên sâu về vấn đề cần tư vấn. Trong tham vấn sự thành công phụ thuộc vào kỹ năng tương tác của nhà tham vấn để đối tượng tự nhận thức, hiểu chính mình và hoàn cảnh của mình để chủ động tìm kiếm giải pháp phù hợp và thực hiện nó.
Như vậy rõ ràng tư vấn và tham vấn là hai hình thức trợ giúp có sự khác biệt nhất định ở một số khía cạnh. Mặc dù khi tư vấn có tham gia vào quá trình tham vấn song để giúp đối tượng nâng cao được năng lực giải quyết vấn đề trong cuộc sống thì việc sử dụng hình thức tham vấn tỏ ra hữu hiệu hơn.
Tài liệu tham khảo:
1.
Trần Thị Minh Đức, Tư vấn và Tham vấn – thuật ngữ và cách tiếp cận Tạp chí Tâm lý học, số 8 năm 2002
2.
A.E Evey Counseling and Therapy, SAGE (1993):
3.
Gustad J.W “The definition of Counseling” – Minnesota Studies in student personal work Roles and Relatiónhip in counseling, Uniniversity of Minnesota press. (1953)
4.
ED Neukrug, The world of counselor, Brooks/Cole 1999.
5.
Perez J.F. Counseling: Theory and Practice Reading, Mas, Addison –Wesley (1965 )
6.
Richard Nelsson Jones. Basis counseling skills. SAGE 2003
7.
Hoàng Phê – Từ điển tiếng Việt 2000
8.
Kỷ yếu hội thảo Xây dựng và phát triển mạng lưới tham vấn trong trường học. 10/2006
9.
S. Narayana, Counseling Psychology – McGraw – Hill Publishing Company 1981

Hãy đến với Trung tâm Tư vấn và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm 
Số 133 - 135, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889. Email: drkhaitam@gmail.com

Những thắc mắc về tham vấn tâm lý

(Tư vấn Khai Tâm) Cuộc sống hiện đại ngày càng mang lại cho bạn những điều kiện tốt về vật chất, nhưng bên cạnh đó bạn cũng phải đối điện nhiều những vấn đề về tinh thần: như những căng thẳng (stress) trong công việc, trong hôn nhân gia đình, áp lực trước các kỳ thi …


 Nhiều bạn cảm thấy bi quan với cuốc sống hiện tại, không hứng thú với mọi hoạt động xung quanh. Hay có thể bạn bất ngờ và hoang mang làm thế nào để giữ gìn hạnh phúc gia đình khi phát hiện ra chồng hoặc vợ mình ngoại tình. Khi con bạn có những hành vi tiêu cực như sử dụng thuốc lắc, có quan hệ tình dục trước hôn nhân… Khi con bạn bỗng nhiên sợ hãi và không muốn tới trường học hoặc lo âu một cách thái quá trước mọi vấn đề, con bạn có ý định tự tử khi thất bại trong học tập, tình yêu....Trong những hoàn cảnh này bạn sẽ cần sự trợ giúp của ai?
Tư vấn tâm lý (tham vấn tâm lý) một dịch vụ phát triển và trở nên quan trọng cần thiết trong việc chăm sóc sức khoẻ tinh thần của chính bạn và những người thân của bạn. Vậy bạn đã biết gì về tham vấn tâm lý? 10 câu hỏi thường gặp dưới đây về tham vấn tâm lý sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoạt động trợ giúp này:
1. Tham vấn tâm lý có phải là cố vấn?
- Cố vấn là một từ quen thuộc trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Như: Cố vấn về vấn đề xây dựng, kiến trúc, cố vấn tài chính…Đó là cuộc nói chuyện giữa một chuyên gia với một cá nhân hoặc một nhóm người đang cần lời khuyên hay chỉ dẫn về một vấn đề nhất định nào đó.
-Tham vấn tâm lý là một quá trình tương tác giữa nhà tham vấn (NTV-chuyên gia tâm lý) có trình độ và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tham vấn với một hoặc một vài người khi họ đang cần sự hỗ trợ để đối mặt với những khó khăn về tâm lý cần được giúp đỡ. Qua thời gian làm việc với nhà NTV khách hàng (Thân chủ - TC) sẽ có khả năng để giải quyết vấn đề của chính mình.
2. Tham vấn tâm lý không đưa ra lời khuyên
- Nếu như trong cố vấn các chuyên gia sẽ đưa ra cho khách hàng (KH) những lời khuyên “mang tính chuyên môn” cho thân chủ. Thì các NTV lại khác: họ sẽ hỗ trợ TC ra quyết định bằng cách giúp họ xác định và làm sáng tỏ vấn đề, NTV dẫn dắt xem xét kỹ lưỡng vấn đế liên quan đến cảm xúc, hành vi, các khả năng, các quan điểm, thế mạnh của TC từ đó giúp TC sẽ tìm câu trả lời cho chính vấn đề của mình. ( NTV chỉ thực sự đưa ra lời khuyên khi TC đang gặp những nguy cơ như có hành vi gây hại, huỷ hoại bản thân hay người khác…Những điều này có quy định rất rõ trong những nguyên tắc hành nghề tham vấn).
3. Tham vấn tâm lý chỉ kéo dài trong vài chục phút
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên vấn đề của TC do đó muốn tìm ra cách giải quyết tận gốc vấn đề của mình cần có một thời gian nhất định làm việc giữa NTV và TC.
Thông thường thời gian làm việc với NTV ít nhất là 3 buổi tuỳ theo vấn đề của TC. Với những vấn đề phức tạp cần phải trị liệu tâm lý sẽ diễn ra trong một thời gian dài mới có hiệu quả.
4. TC hay NTV làm chủ cuộc nói chuyện
Trong tham vấn, NTV luôn tôn trọng và chấp nhận một cách vô điều kiện TC của mình. NTV không đưa ra quyết định, phê phán hay trách móc TC. TC khi đến tham vấn không chỉ được chia sẻ giải toả cảm xúc, cảm nhận và hiểu về mọi mặt vấn đề của mình, có thể đương đầu tốt hơn với những vấn đề của mình…hoặc được tăng cường tiềm lực bản thân từ đó tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề của mình vì thế chính TC là người làm chủ cuộc nói chuyện của mình với nhà tham vấn.
5. NTV là người có nhiều tuổi và kinh nghiệm.
Một NTV có nhiều trải nghiệm có thể giúp họ có khả năng thấu cảm và nhìn nhận vấn đề của TC tốt hơn. Tuy nhiên một NTV lớn tuổi và có nhiều kinh nghiệm chưa hẳn là một nhà tham vấn giỏi. Vì một NTV tâm lý giỏi phải là người có những năng lực và phẩm chất khá riêng biệt. Thứ nhất họ phải là người có kiến thức về quá trình phát triển tâm lý ở người: nhận thức, cảm xúc và hành vi của con người. Thứ hai, họ phải là người có khả năng giao tiếp, lắng nghe cũng như biết cách khai thác các cảm xúc, nhận thức và các biểu hiện của TC. Họ được đào tạo cơ bản về kỹ năng tham vấn cũng như các lớp học dành cho việc trợ giúp tâm lý cho TC. Họ cũng là người có những phẩm chất đặc biệt dành cho người làm tham vấn như khả năng chấp nhận, khả năng thấu cảm, sự trung thực…Do vậy độ tuổi hay trải nghiệm của NTV không quyết định đến việc buổi tham vấn đó có thành công hay không?
6. Tôi chỉ đi tham vấn khi bị stress, khi chồng tôi ngoại tình hay khi tôi cảm thây bất lực trong việc nuôi dạy con cái?
Khi bạn bị sổ mũi, đau đầu…bạn tìm đến bác sỹ y khoa, còn khi bạn có vấn đề về tinh thần thì lúc này người mà bạn cần tìm gặp lại là một bác sỹ tâm hồn. Vậy khi nào bạn nên tìm gặp họ:
- Khi bạn cảm thấy không hài lòng và khó chịu hoặc bất lực trong mối quan hệ nào đó với những người xung quanh.Ví dụ như: với con gái của bạn, với chồng của bạn, với mẹ chồng của bạn…
- Khi chính bạn là người gây bất bình cho những người xung quanh.
- Khi bạn hoặc những người xung quanh bạn nhận thấy gần đây ở bạn xuất hiện những cá tính hiếm khi có, hoặc không có trong hành động tiền lệ của bạn.
- Khi bạn cảm thấy cô đơn buồn chán, lo âu, căng thẳng và sợ hãi…những điều này lặp đi lặp lại và ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của bạn.
- Khi bạn tự cảm thấy hoặc người bên cạnh bạn nhận thấy bạn nói nhiều hoặc không muốn giao tiếp trong một thời điểm nào đó và luôn không cảm thấy hài lòng trong cuộc sống hiện tại.
- Tính phi lý trong nhận thức biểu hiện ra bên ngoài mà bạn cho là không bình thường. Ví dụ như bạn luôn cho rằng mọi người con trai có những hành vi thể hiện tình cảm với người mình yêu đều là xấu xa và giả dối. Hay bạn luôn cho rằng bạn gái của bạn không được phép ngủ lại qua đêm tại bất kỳ chỗ nào mà bạn mà không phải là nhà cô ấy dù trong hoàn cảnh nào…
- Khi bạn cảm thấy không thích nghi hoặc khó thích nghi, điều này ảnh hưởng đến mục tiêu hoặc những hoạt động bình thường của bạn và những người xung quanh.
- Khi bạn luôn có những ý nghĩ tiêu cực, và có ý đinh tự sát.
…..Bạn cần đến gặp NTV tâm lý.
7. NTV thể giúp đỡ tôi được điều gì?
Bằng kỹ năng tham vấn NTV sẽ: lắng nghe vấn đề của bạn., hoặc sử dụng những bài tập: bài tập thư giãn, bài tập khơi gợi tiềm năng, bài tập xác định mục tiêu, bài tập đánh giá cảm xúc…hay những kỹ thuật chuyên biệt để: Giúp bạn giảm bớt các cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn và những điều băn khoăn trong bạn.
Họ sẽ cùng bạn phân tích, lượng giá hoặc cung cấp những thông tin về vấn đề bạn gặp phải hoặc về bản thân bạn.
NTV có thể giúp bạn đưa ra các quyết định phù hợp, các giải pháp thay thế, định hướng việc đối phó với những hậu quả của mỗi quyết định. Hoặc hướng dẫn bạn làm các quyết định cụ thể.
NTV cũng có thể giúp bạn có kế hoạch thay đổi hành vi, khuyến khích bạn thực hiện những kế hoạch đặt ra. Hoặc có thể giúp bạn đánh giá được vấn đề của mình.
8. Tôi có cần phải chuẩn bị gì khi gặp NTV?
Bạn đồng ý làm việc với NTV, khi đó bạn sẽ chấp nhận nói về vấn đề của mình với NTV, cũng như bạn cần biết rằng việc trợ giúp không không chỉ là một cuộc gặp gỡ thông thường để trao đổi ý kiến qua lại, mà phải có thời gian và cách thức trợ giúp. Do đó muốn quá trình tham vấn đạt được hiệu quả cao nhất, bạn cần sắp xếp thời gian để giữ đúng lịch hẹn với NTV. Việc bạn tôn trọng và sẵn sàng hợp tác với NTV hay không sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng của cuộc tham vấn.
9. Thông tin liên qua đến cá nhân tôi có được giữ bí mật khi đi tham vấn
Một trong những nguyên tắc trong tham vấn là NTV không được tiết lộ thông tin bí mật của TC nếu TC không cho phép, không yêu cầu hoặc NTV chưa trao đổi với TC. Do vậy mọi thông tin bạn chia sẻ sẽ được bảo mật.
10. Sau thời gian tham vấn tôi sẽ được gì?
Có nhiều TC chia sẻ rằng sau thời gian làm việc với NTV họ đã nhìn nhận vấn đề của mình đang gặp phải một cách rõ ràng hơn. Họ có thể đưa ra cho mình một quyết định hoặc một kế hoạch cụ thể.
Nhiều bạn cảm thấy mình trở nên thống nhất, có thể hành động hữu hiệu hơn. Có những TC lại cho rằng mình trở nên tự chủ và tự tin hơn về bản thân và quyết định của mình.
Có nhiều người đã hiểu, chấp nhận con người mình, những người xung quanh một cách tốt hơn.
Nhiều bạn cảm thấy yêu đời hơn, thấy có khả năng đương đầu tốt hơn với những vấn đề của cuộc sống một cách thích đáng và dễ chịu. Với một số TC cho rằng cuộc sống của họ được cải thiện một cách rõ rệt sau thời gian làm tham vấn.

Hãy đến với Trung tâm Tư vấn và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm 
Số 133 - 135, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889. Email: drkhaitam@gmail.com

Các giai đoạn của quá trình tham vấn

(Tư vấn Khai Tâm) Nhà tham vấn có thể đấy nhanh quá trình khám phá thế giới bên trong của thân chủ nhưng cũng phái chú ý đến nhu cầu của thân chủ. Nhà tham vấn chia sẻ vớí thân chủ những điều mà mình khám phá được và thân chủ bắt đầu giải quyết vấn đề dựa trên việc thiết lập những mục tiêu được xây dựng dựa trên những khám phá đó.



1. Giai đoạn 1: Xây dựng mối quan hệ mật thiết và lòng tin tưởng
- Đảm bảo cho thân chủ cảm thấy an toàn, thoải mái về môi trường vật lý

- Thông báo cho thân chủ về quá trình tham vấn, những vấn đề liên quan đến kỹ thuật như: độ dài của buổi
 gặp mặt, thời gian gặp mặt, số buổi gặp mặt, tần suất gặp mặt, vấn đề pháp lý,…

- Kỹ năng lắng nghe, thấu cảm và một số kỹ năng khác có thể hỗ trợ để thiết lập mối quan hệ.

2. Giai đoạn 2: Khám phá vấn đề
- Nhà tham vấn sử dụng kỹ năng thấu cảm ở cấp độ cao và sử dụng các câu hỏi thăm dò để khám phá vấn đề của thân chủ
- NTV cần xem xét lại những đánh giá nhận xét ban đầu của mình và có thể thay đổi nếu cần thiết.

3. Giai đoạn 3: Thấu hiểu và thiết lập mục tiêu
- Thân chủ có thể để nhà tham vấn đương đầu với anh ta (cô ta) và có thể đặt câu hỏi thăm dò với nhà tham vấn.
- Từ những khám phá thu được ở trên, nhà tham vấn cùng thân chủ thiết lập những mục tiêu của cuộc tham vấn dựa trên nhu cầu của thân chủ và hoàn cảnh cụ thể và định hướng lý thuyết của nhà tham vấn. Nhà tham vấn có thể đấy nhanh quá trình khám phá thế giới bên trong của thân chủ nhưng cũng phái chú ý đến nhu cầu của thân chủ. Nhà tham vấn chia sẻ vớí thân chủ những điều mà mình khám phá được và thân chủ bắt đầu giải quyết vấn đề dựa trên việc thiết lập những mục tiêu được xây dựng dựa trên những khám phá đó.
- Ở giai đoạn này, nhà tham vấn sử dụng kỹ năng đương đầu và thông đạt.
4. Giai đoạn 4: Giải quyết vấn đề
- Thân chủ bắt đầu giải quyết những vấn đề đã được khám phá ở giai đoạn 3 mà cả nhà tham vấn và thân chủ đều ưng thuận.
- Thân chủ là người tự chịu trách nhiệm và giải quyết vấn đề của mình một cách chủ động.
- Khi thân chủ đã thấu hiểu vấn đề thì TC sẽ sẵn sàng kết thúc cuộc tư vấn.
5. Giai đoạn 5: Kết thúc
Mối quan hệ nhà tham vấn và thân chủ là một trong số ít những mối quan hệ kết thúc khi hết thời hạn và thường thân chủ (nhà tham vấn) sẽ có những cảm giác mất mát, hẫng hụt. Chính vì vậy, trước khi kết thúc quá trình tham vấn thì nhà tham vấn nên nới lỏng mối quan hệ với thân chủ để tránh sự hẫng hút, bịn rịn có thể xảy ra.
6. Giai đoạn 6: Tiếp tục xem xét
- Sau khi kết thúc cuộc tham vấn, thân chủ có thể quay lại do nảy sinh vấn đề mới hay muốn làm rõ hơn vấn đề cũ, thân chủ muốn hiểu bản thân mình một cách sâu sắc hơn. Khi đó nhà tham vấn cùng thân chủ tiếp tục xem xét đề xác định thân chủ quay lại để tư vấn hay giới thiệu đến một nhà tư vấn khác.
- Việc tiếp tục xem xét này thường diễn ra trong khoảng một vài tuần đến 6 tháng sau khi kết thúc quá trình tham vấn.
- Qua đây nhà tham vấn có thể nhìn nhận những kỹ thuật đã thực hiện được thành công đến đầu và để nhà tham vấn tăng cường những thay đổi trong quá khứ.
- Nhà tham vấn có thể xem xét vấn đề của thân chủ bằng điện thoại hoặc gửi thư.

Hãy đến với Trung tâm Tư vấn và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm 
Số 133 - 135, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889. Email: drkhaitam@gmail.com

10 yêu cầu đối với Nhà tham vấn theo phương pháp tiếp cận Thân chủ - trọng tâm

(Tư vấn Khai Tâm) Những yêu cầu mà C. Rogers đưa ra đối với NTV đã đóng góp lớn lao cho việc xây dựng những phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp cho nhà tham vấn và nghề tham vấn như trung thực, thấu cảm trọn vẹn, tôn trọng, chấp nhận TC, tin vào khả năng giải quyết của TC....



1. Trung thực (congruent):
NTV phải thể hiện mình sao cho thân chủ nhận thức được anh ta (cô ta) là người "đáng tin cậy, chắc chắn, trung kiên", nghĩa là bất kỳ tình cảm hay thái độ nào NTV đang kinh nghiệm phải phù hợp với sự nhận thức của NTV về thái độ ấy. Khi điều đó xảy ra NTV là người đồng nhất hay nguyên vẹn vào lúc đó và thể hiện ra như NTV thật sự cảm thấy bên trong.

2. NTV phải diễn tả đầy đủ thông suốt để con người của mình có thể được truyền thông rõ ràng.
Khi NTV đang có thái độ phiền hà với một người khác những không ý thức được điều đó thì sự truyền thông của NTV chứa đựng những thông điệp trái nghịch nhau. Lúc đó có sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành vi của NTV. NTV truyền đạt sự phiền hà cho TC, khiến cho TC mất tin tưởng mặc dù chính TC cũng chẳng ý thức được điều gì đang gây khó khăn giữa họ. Thất bại của NTV, theo C. Rogers là không nghe được điều gì đang xảy ra trong mình, có những phòng vệ của bản thân không cho mình nhận thấy tình cảm của chính mình.
3. NTV phải để mình trải nghiệm những thái độ tích cực với TC như thái độ nồng hậu, chăm sóc, ưa thích quan tâm.
Điều này hoàn toàn không dễ bởi con người nói chung thường sợ sệt những tình cảm này. Chúng ta sợ rằng nếu mình được tự do trải nghiệm những tình cảm này đối với người khác thì mình sẽ bị mắc bẫy trong đó. Chúng đi tới chỗ đòi hỏi chúng ta hoặc chúng ta có thể thất vọng trong sự tin tưởng của chúng ta. Để phản ứng lại chúng ta có khuynh hướng giữ một khoảng cách giữa chúng ta và người khác, tỏ ra xa vời một thái độ "chuyên nghiệp", một liên hệ vô cá tính. Và NTV sẽ thực sự thành công nếu trong những liên hệ vào đó hay ở vào thời điểm nào đó anh ta học hỏi được rằng cũng an toàn khi anh ta liên hệ với người khác như một người mà mình có những tình cảm tích cực.
4. NTV phải có nhân cách đủ mạnh để biệt lập với TC, biết tôn trọng vững vàng những tình cảm, những nhu cầu của mình cũng như của TC.
NTV, theo C. Rogers phải có đủ mạnh mẽ trong sự biệt lập của mình để khỏi bị chán nản bởi sự suy nhược của TC, xao xuyến bởi nỗi sợ hãi của TC và đắm chìm bởi sự lệ thuộc của TC. NTV phải đủ gan dạ để không bị nô lệ hoá bởi tình yêu của TC và vẫn tồn tại biệt lập với những tình cảm và quyền lợi của chính mình.
5. NTV phải thấy có đủ sự an tâm để cho phép TC biệt lập với chính mình, phải cho phép thân chủ được hiện ra như tâm trạng anh ta (cô ta) lúc ấy, thành thật hay giả dối, ấu trĩ hay trưởng thành, tuyệt vọng hay quá tự tin.
NTV phải để cho TC được tự do là mình chứ không phụ thuộc vào lời khuyên ở vị thế ít nhiều phụ thuộc, rập khuôn theo NTV. NTV có thể tác động tương trợ với TC qua nhiều buổi gặp gỡ mà không can thiệp vào tự do của TC để phát triển một nhân cách khác hẳn với nhân cách của NTV.
6. NTV phải tự để mình vào hẳn trong thế giới tình cảm và ý nghĩa riêng tư của TC và nhìn chúng như TC đã nhìn thấy.
NTV có thể bước vào thế giới riêng của TC toàn diện đến nỗi NTV mất hết ý muốn đánh giá hay xét đoán nó nữa. NTV có thể đi vào đó một cách nhạy cảm tới độ tự do đi lại mà không dẫm đạp lên những ý nghĩa hết sức quý giá đối với thân chủ. Như vậy NTV sẽ cảm thấy thế giới của TC chính xác đến nỗi không những bắt được những ý nghĩa của kinh nghiệm hiển nhiên đối với họ mà cả những ý nghĩa tiềm tàng mà chính TC cũng chỉ lờ mờ hay lẫn lộn. Trong tác phẩm của mình C. Rogers đã trích câu nói của một TC để minh hoạ cho hiệu quả của yêu cầu này đối với NTV: "Mỗi khi tôi thấy một người vào một lúc nào đó, hiểu một phần con người tôi, thì tôi không sao tránh khỏi cái lúc mà tôi biết rằng họ lại không hiểu tôi... Điều tôi khổ công tìm kiếm là một người hiểu được tôi".
7. NTV phải chấp nhận mỗi khía cạnh của TC y như  con người TC để cho TC thấy NTV chấp nhận họ như họ đang hiện ra và truyền đạt thái độ này cho TC.
Nếu NTV chỉ có thể tiếp nhận TC một cách có điều kiện, chấp nhận một số mặt nào của những tình cảm và âm thầm công khai phải đối những mặt khác thì quá trình tham vấn sẽ không có hiệu quả bởi TC sẽ phòng vệ với NTV, do đó TC không thể thay đổi hoặc tăng trưởng trên những phương diện mà NTV không chấp nhận họ trọn vẹn.
8. NTV phải hành động với đầy đủ tinh tế trong mối quan hệ với TC để cho cách đối xử của NTV không bị xem như một đe doạ.
NTV phải tránh cho TC ngay cả những dọa nhỏ nhất không phải vì sự nhạy cảm quá độ với TC mà vì nếu NTV có thể giải thoát TC hoàn toàn khỏi những đe doạ bên ngoài thì TC có thể bắt đầu cảm được và đối phó với những xung đột nội tâm mà họ thấy bị đe doạ trong chính bản thận họ.
9. NTV phải giải thoát TC khỏi cái sợ bị người khác đánh giá.
Một sự đánh giá tích cực về lâu về dày cũng mang tính đe doạ như một đánh giá tiêu cực vì bảo cho một người biết là họ tốt ngụ ý rằng mình cũng có quyền nói họ xấu. Do đó, NTV càng giữ mối quan hệ ngoài vòng phê phán và đánh giá thì càng dễ cho TC đạt tới lúc nhận ra rằng khả năng và trách nhiệm nằm trong chính họ. Điều này sẽ giúp TC được tự do để trở thành người chịu trách nhiệm cho chính mình.
10. NTV phải coi TC như một người đang trong tiến trình trưởng thành chứ không bị trói buộc bởi quá khứ của TC và quá khứ của bản thân NTV. NTV sẽ hạn chế khả năng thay đổi của TC nếu trong cuộc gặp gỡ NTV đối xử với TC như một đứa bé ấu trĩ, một học sinh dốt hay một người bị bệnh thần kinh.
NTV phải thừa nhận tất cả tiềm năng của TC, nhận thấy trong họ, hiểu biết trong họ con người mà họ đã được tạo dựng để trưởng thành.
Những yêu cầu mà C. Rogers đưa ra đối với NTV đã đóng góp lớn lao cho việc xây dựng những phẩm chất đạo đức và nghề nghiệp cho nhà tham vấn và nghề tham vấn như trung thực, thấu cảm trọn vẹn, tôn trọng, chấp nhận TC, tin vào khả năng giải quyết của TC....

Hãy đến với Trung tâm Tư vấn và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm 
Số 133 - 135, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889. Email: drkhaitam@gmail.com

Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức

(Tư vấn Khai Tâm) Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức quan niệm rằng con người không phải là sinh vật chủ yếu thụ động, duy nhất nằm dưới sự kiểm tra của môi trường. Cung cách con người phản ứng với các tình huống và các sự kiện gặp phải sinh ra từ sự hiểu biết và nhận thức về chúng.



Khi sự hiểu biết nhận thức dựa trên các niềm tin phi lý nó thường gây ra các hỗn loạn cảm xúc và các ứng xử không thích ứng. Nói cách khác đi, chính những ý nghĩ không hợp lý hoặc tai hại đứng trước các tình huống “hoạt hoá” phần lớn chịu trách nhiệm về các rỗi nhiễu hành vi.
Ngoài ra theo Rotter (1966) cung cách cảm nhận cách ứng xử của chúng ta và hậu quả của chúng tuỳ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm nhân cách của chúng ta. Như vậy, một số người thường có xu hướng gán hành động của mình với các nguyên nhân từ bên trong,  một số người khác thì cho đó là nguyên nhân từ bên ngoài. Vậy hai kiểu người này khác nhau ở sự thực hiện việc kiểm soát hành động của họ, được Rotter phân biệt thành người hướng nội và hướng ngoại.
Người hướng ngoại tin rằng ở mọi thời điểm họ đều có thể tác động lên môi trường và cuối cùng họ luôn chịu trách nhiệm về các điều xảy ra với họ. Đó là những người năng động, chủ động, có khuynh hướng phân tích các việc phải làm và nhìn nhận hoạt động nhằm phát hiện các yếu tố kém, các điểm mạnh của tình huống và hành động của họ. Khi thất bại họ không ngần ngại và tự buộc tội mình là thiếu cố gắng, thiếu kiên trì.
Ngược lại những người hướng nội lại cho rằng sự kiểm tra có từ bên ngoài các điều kiện khác nhau trong cuộc đời họ và cung cách họ thay đổi là do người khác hoặc do sự may mắn tình cờ. Đó là những con người thụ động hơn, kém khả năng, dễ dàng gán thất bại của mình do việc thiếu năng lực của bản thân.
Từ những năm 1960, các tác giả như Albert Ellis, Aaron Beck, Donald Meichenbaum, Michael Mahoney đã phát triển lý thuyết về các phương pháp tiếp cận thân chủ của riêng mình theo trường phái TLH nhận thức và đã đưa tham vấn cũng như trị liệu nhận thức trở nên phổ biến trên thế giới.
Gần đây một số NTV nhận thức đã chuyển sang quan điểm mang tính tích cực về cách con người suy nghĩ và tạo nên ý nghĩa của thế giới. Trong khi những NTV duy lý truyền thống theo trường phái nhận thức coi tham vấn nhận thức như một quá trình tiếp cận có bài bản liên quan đến việc thay thế những suy nghĩ không hợp lý thành những suy nghĩ hợp lý hơn thì những NTV có quan điểm tích cực lại cho rằng mỗi cá nhân là một thực thể phức tạp và phong phú, có thể có những động cơ vô thức để liên tục thích nghi nhận thức  trong những nỗ lực cố gắng tạo nên ý nghĩa của thế giới.
NTV nhận thức truyền thống tin vào những suy nghĩ hợp lý hay không hợp lý của cá nhân từ khi sinh ra. Những khả năng suy nghĩ này được tăng cường qua thời gian được thiết lập và khó thay đổi hoặc mất đi. Mặc dù cảm xúc và hành vi có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của cá nhân nhưng những NTV nhận thức truyền thống tập trung vào các quá trình suy nghĩ, tin rằng những suy nghĩ không hợp lý có thể được thay thế bằng những suy nghĩ hợp lý trong hầu hết các tình huống khẩn cấp.
 Còn những NTV có quan điểm tích cực nhấn  mạnh cách xây dựng thực tế của chúng ta dựa vào sự tương tác  phức tạp giữa suy nghĩ, hành động và cách cảm nhận thế giới với sự sáng tạo độc đáo của mỗi cá nhân tạo nên sự duy nhất trong hệ thống ý nghĩa của mỗi người.Hướng tiếp cận này quan niệm tham vấn là một nỗ lực để hiểu làm thế nào con người tạo ra ý nghĩa của cuộc sống, tìm cách can thiệp với cá nhân nhằm làm thay đổi hệ thống ý nghĩa được tạo ra của họ.
Trong khi những người duy lý sử dụng giác quan , tính logic và những suy nghĩ hợp lý thông thường nhằm thay đổi nhận thức thì những người có quan điểm tích cực lại sử dụng các kỹ thuật như là  kể chuyện, lấy ví dụ, phân tích, sự gợi ý trừu tượng, vô thức  và các quá trình phức tạp khác để trợ giúp cá nhân thích nghi với một hệ thống ý nghĩa mới -  một giai đoạn  mới về thế giới mang tính thích nghi hơn.
Mặc dù hai cách phát triển thuyết nhận thức nêu trên có một số điểm khác biệt nhưng nhìn chung chúng vẫn giống nhau ở nhiều khía cạnh, cho rằng cá nhân có thể thay đổi  và không bị quy định bởi kinh nghiệm thời thơ ấu, cách nhìn hiện tại của cá nhân về thế giới là chìa khoá tạo nên sự thay đổi. Cả cách hợp lý và cách thức đối chiếu nhìn nhận sâu sắc bản thân có sự phân tích ý nghĩa từ NTV đều cung cấp cho TC một quá trình thay đổi phức tạp trong những suy nghĩ không thực tế; phủ nhận quan niệm nhấn mạnh đến động cơ vô thức và các quá trình vô thức của Phân tâm học {40,95}.
Mục đích của phương pháp tiếp cận nhận thức là NTV trợ giúp TC trong việc phân tích tình huống phải đối đầu, vạch ra những điều bất hợp lý  trong nhận thức để đi đến thay đổi chúng, giúp thân chủ thích nghi hơn với hoàn cảnh.
Phương pháp tiếp cận nhận thức có các phương pháp tiếp cận nhỏ sau đây:
- Phương pháp xúc cảm thuần lý của Ellis (RET, Rational Emotive Therapy)
Phương pháp xúc cảm thuần lý (RET) do Albert Ellis (1902- 1994)  xây dựng năm 1962 xuất phát từ niềm tin vào việc cho lời khuyên trực tiếp và giải thích trực tiếp hành vi cuả TC. Phương pháp này bao gồm việc đối mặt và thách thức  điều mà Ellis gọi là niềm tin phi lý, thuyết phục thân chủ thay thế những niềm tin khiến thân chủ nghĩ không tốt về bản thân hoặc khiến người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu.
Theo Ellis, vấn đề của TC ( những rỗi nhiễu xúc cảm) là do những niềm tin sai lệch hoặc những mong muốn thái quá, không phù hợp gây ra. Ông đã làm sáng tỏ những ý nghĩ và niềm tin phi lý mà theo ông là nguồn gốc gây nên phần lớn những ứng xử không thích ứng của chúng ta nói chung và của TC nói riêng . Những ý nghĩ và niềm tin phi lý đó là:
1. Điều cơ bản là được mọi người tiếp xúc với ta yêu mến
2. Điều quan trọng bậc nhất là lúc nào cũng giỏi dang, thích đáng, có khả năng làm tốt những việc mình làm.
3. Cuộc sống là tai  hoạ khi sự việc không đi đúng hướng mà ta mong muốn.
4. Những người muốn điều xấu cho ta phải luôn bị khiển trách hoặc trừng phạt
5. Giải pháp hoàn hảo lúc nào cũng cần có để chống lại những thực tế tệ hại của cuộc sống (Trích bảng 4.5, Những niềm tin phi lý {40,96}). Những suy nghĩ và niềm tin này dựa trên những nhu cầu cơ bản được khắc sâu trong mỗi chúng ta (xem thuyết nhu cầu của Maslow) và thoả mãn chúng là cần thiết để chúng ta lai thăng bằng. Nhưng, một cách ngược đời, chính chúng ta lai gán cho các nhu cầu đó những giá trị sai lầm làm cho việc thực hiện chúng trở nên khó khăn hoặc không thể tiến hành được. Kết quả là bản thân chúng ta phải hứng chịu những rối loạn cảm xúc gây ra lo âu và gây nên phần lớn những ứng xử không thích hợp như :

Kiểu suy nghĩ tuyệt đối hoá: Đây là kiểu nhận thức mà chúng ta nhìn nhận sự kiện thiên lệch ở 2 đối cực, hoặc là tất cả hoặc là không có gì. Cách nghĩ điển hình là “Tôi luôn luôn làm tốt và chiếm được sự đồng tình, ủng hộ của người khác”; “ Người khác nên đối xử với tôi theo đúng cách mà tôi thích”...Thực tế trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng nhận được sự đồng tình của người khác. Khi không nhận được những điều này, chúng ta trở nên thất vọng tràn trề dẫn đến đổ vỡ niềm tin mà mình đã xây dựng nên.
 
Trầm trọng hoá, quan trọng vấn đề : Kiểu này liên quan đến việc người  nào đó nhìn nhận một thất bại không đáng kể như một tai hoạ, một tổn thất lớn, dẫn đến mất niềm tin vào bản thân, người khác và xã hội.
 
Tự ám thị mình không có khả năng chịu đựng thất bại: Những người có kiểu tư duy này không có khả năng chịu đựng những hoàn cảnh không thuận lợi trong cuộc sống.
Khái quát hoá một cách vội vã, thái quá: Là những người chỉ căn cứ vào một, hai biểu hiện đã vội vã kết luận, khái quát sai lệch hoặc không chính xác về sự kiện, hoàn cảnh xảy ra với mình.
 
Cảm giác sự vô tích sự, vô giá trị của bản thân:
Đây là biến thể của kiểu khái quát vội vàng, những người có kiểu nhận thức này thường tin rằng mình là kẻ vô tích sự hoặc không có khả năng gì. {13,144}
Ellis (1976) đã trình bày cách thức mà một hậu quả cảm xúc (C) phần lớn được cho là do 1 sự kiện thúc đẩy (A) nhưng thực ra là do con người tin tưởng (B) khi đối mặt với sự kiện thúc đẩy theo mô hình ABC khiến cho người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu

Mục đích của phương pháp là NTV cùng với TC phân tích tình huống phải đối đầu và rút ra kết luận về những suy nghĩ và niềm tin không hợp lý. Từ đó đi đến điều chỉnh những suy nghĩ và niềm tin không hợp lý này.
 
Để thực hiện được mục đích trên, NTV phải có nhiệm vụ:
Khuyến khích , thuyết phục, chiều chuộng thúc đẩy TC tham gia vào các hoạt động đã làm cho họ chùn bước hoặc sợ hãi {31,67}
Làm cho sáng tỏ các quá trình tư duy của TC, làm cho TC ý thức được điều gì không hợp lý khiến họ tri giác khách quan hơn các sự kiện, tìm ra những giải pháp mới làm giảm lo âu, thay thế các ứng xử không thích nghi bằng những ứng xử  mới có thể làm cho mình sung sướng hơn do có khả năng hơn trong việc liên hệ được giữa những nhu cầu riêng với đòi hỏi của cuộc sống và môi trường luôn luôn thay đổi
Ellis đưa ra kỹ thuật tham vấn liên quan đến 5 bước cơ bản
Đầu tiên, NTV cần thuyết phục TC rằng họ đang có những ý nghĩ không hợp lý.
Thứ 2, NTV cần chỉ ra cho TC thấy cách họ đang duy trì những suy nghĩ phi lôgic và không hợp lý này.
Thứ 3, TC cần được học cách thách thức những niềm tin không hợp lý của họ.
Thứ 4, TC cần được biết làm cách nào các niềm tin phi lý lại được bản thân tiếp thu.
Thứ 5, TC cần phải hành động để phát triển  một cách sống hợp lý hơn trên thế giới.
Để có thể trợ giúp TC nhận diện được những suy nghĩ phi lôgic và những niềm tin bất hợp lý, Ellis đã phát triển các kỹ thuật tiếp cận TC đặc trưng sau:
 Mô hình ABC mối liên quan với sự hình thành nhân cách. Ellis tin rằng rất ít khi bản thân tình huống A gây ra stress (C) dẫn đến thất bại hoặc ứng xử thiếu thích nghi, mà phần lớn là do niềm tin (B) đã thấm sâu vào tình huống đó. Vì vậy qua quá trình linh hoạt, trực tiếp trong đó NTV giúp TC xác định sự bất hợp lý trong suy nghĩ, trợ giúp TC trong việc chống chọi và thách thức những niềm tin phi lý. Ví dụ thay vì tôi nghĩ “Tôi chẳng là gì.”, “Tôi xấu.”; “Tôi không bao giờ tìm được người nào khác như người đó.”, TC có thể bắt đầu luyện tập để nói với chính mình rằng “Tôi có một số ưu điểm nhất định” , “ Tôi sẽ tìm được một người khác” trong một phương pháp linh hoạt để chống lại những ý nghĩa tiêu cực về bản thân.
 
Bài tập ở nhà về nhận thức : Phương pháp tham vấn của Ellis không chỉ kết thúc ở văn phòng tham vấn mà còn tạo điều kiện để TC có thể thực hiện một cách linh hoạt và chủ động việc cấu trúc lại nhận thức khi ở ngoài văn phòng tham vấn. Ellis gợi ý rằng TC nên tiếp tục chống lại những niềm tin phi lý, xác định những gì nên làm, phải làm để loại bỏ những suy nghĩ tuyệt đối hoá dẫn đến những niềm tin phi lý như vậy và liên tục làm việc để tổ chức lại suy nghĩ của họ sao cho chúng trở nên ít bị giới hạn và trở nên tự do hơn trong cuộc sống.
Đọc sách: Đọc sách là một kĩ thuật đặc biệt mà Ellis chứng minh rằng nó rất hữu ích cho việc trợ giúp TC thay đổi một cách chủ động những suy nghĩ và hành động về chính vấn đề của họ thông qua việc tự mình lĩnh hội kiến thức chính thống được trình bày trong sách báo.
Đóng vai: TC có thể thử về hành vi mới cả ở văn phòng lẫn ở nhà bằng  việc đóng vai. Quá trình linh hoạt này giúp thách thức những niềm tin phi lý đang tồn tại và cung cấp một hệ thống hành vi bước đầu cho sự thay đổi tiếp sau.
Bài tập tấn công sự xấu hổ: Ellis cho rằng các cá nhân thường xuyên quá bị ảnh hưởng bởi những vấn người khác nghĩ về họ. Để làm giảm sự ảnh hưởng này ông gợi ý rằng các cá nhân nên làm trái với những điều mang tính xã hội thông thường và luyện tập để tạo nên sự khác biệt. Điều này cho phép các cá nhân dẹp bỏ những điều nên làm và phải làm và hành động một cách tự do, thoải mái hơn.
Bài tập tưởng tưởng: Ellis khuyến khích TC tưởng tượng bản thân họ muốn họ như thế nào.Sự tưởng tượng, đặc biệt kèm theo sự luyện tập hành vi, có thể làm thay đổi cách tồn tại của một cá nhân trên thế giới.
Những kĩ thuật ứng xử: Ellis khuyến khích sử dụng bất kì kĩ thuật ứng xử nào có thể dễ dàng đưa lại sự thay đổi của TC. Những liệu pháp như điều kiện hoá thao tác, mẫu hành vi, luyện tập, kiểm soát bản thân, tràn ngập, chìm ngập của trường phái hành vi đều có thể được sử dụng trong REBT.
Những kĩ thuật xúc cảm: Mặc dù rất tập trung vào nhận thức nhưng Ellis không quên vai trò của xúc cảm. Thay cho việc không tin rằng bản thân, tâm hồn thanh thản đã chứa đựng trong nó tác dụng chữa bệnh, Ellis cho rằng việc xem xét tình cảm và hiểu cảm xúc của một người nào đó có thể là kết quả của những suy nghĩ phi lí. Vì thế, Ellis khuyến khích TC đi sâu hơn vào những cảm xúc của họ trong sự nỗ lực tạo nên sự kiểm soát nghiêm túc bản thân với hệ thống niềm tin đã tồn tại của họ.
REBT là một phương pháp tiếp cận TC chủ động, linh hoạt, trực tiếp và mang tính giáo dục. Ellis không tin vào mối quan hệ  đòi hỏi những điều kiện thiết yếu và đầy đủ như C.Rogers đưa ra trong phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân. Đối với Ellis, điều quan trọng là niềm tin của TC vào triết lý của REBT, NTV chỉ bảo cho TC hoàn cảnh, cảm xúc, niềm tin, hậu quả của những suy nghĩ và khuyến khích TC đương đầu một cách chủ động với hoàn cảnh để đạt đến sự mới mẻ trong suy nghĩ và trong cuộc sống. Ellis tin rằng TC phải tạo được sự chuyển đổi từ việc là nạn nhân trong hoàn cảnh của chính mình trở thành người có thể kiểm soát được cuộc sống của bản thân, tạo nên sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi.
          REBT được đánh giá với những ưu và nhược điểm như sau:
 Về ưu điểm:  REBT rất có hiệu quả đối với người lớn đặc biệt trong trường hợp bị trầm nhược hoặc bị rối nhiễu lo âu. REBT dễ áp dụng trong thực tiễn và dễ giải toả được những cảm xúc tức thời cho TC, giúp họ ứng phó tốt hơn với vấn đề hiện tại của bản thân.
Về nhược điểm: REBT không coi trọng hiệu quả của mối quan hệ giữa NTV và TC.  REBT ít có hiệu quả với những TC mà rối nhiễu cảm xúc của họ là do những mâu thuẫn, xung đột dồn nén từ lâu trong vô thức hoặc những TC bản thân đã tự nhận thức được sự phi lí trong suy nghĩ , niềm tin ám ảnh của mình nhưng không thay đổi được.
REBT không cho phép TC được chủ động khám phá bản thân nên chưa giúp TC tìm ra được những tiềm năng của bản thân.
Với REBT, TC chỉ có thể ứng phó với vấn đề hiện tại chứ  không có khả năng đương đầu với những khó khăn trong tương lai, do đó quá trình tham vấn không có hiệu quả triệt để.
Cách thức trợ giúp TC của REBT chỉ là thuyết phục họ thay đổi suy nghĩ và niềm tin phi lý trên cơ sở đưa ra những bằng chứng về sự phi lý nên có thể không đạt được hiệu quả bởi trên thực tế niềm tin của con người nói chung rất khó thay đổi và không phải lúc nào mọi suy nghĩ và niềm tin phi lý của con người cũng là nguyên nhân của những xúc cảm âu lo, hành vi bất thường ở họ.

Hãy đến với Trung tâm Tư vấn và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm 
Số 133 - 135, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889. Email: drkhaitam@gmail.com

Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý

(Tư vấn Khai Tâm) Phương pháp xúc cảm thuần lý (RET) do Albert Ellis (1902- 1994)  xây dựng năm 1962 xuất phát từ niềm tin vào việc cho lời khuyên trực tiếp và giải thích trực tiếp hành vi cuả TC.



Phương pháp này bao gồm việc đối mặt và thách thức  điều mà Ellis gọi là niềm tin phi lý, thuyết phục thân chủ thay thế những niềm tin khiến thân chủ nghĩ không tốt về bản thân hoặc khiến người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu.
Theo Ellis, vấn đề của TC ( những rỗi nhiễu xúc cảm) là do những niềm tin sai lệch hoặc những mong muốn thái quá, không phù hợp gây ra. Ông đã làm sáng tỏ những ý nghĩ và niềm tin phi lý mà theo ông là nguồn gốc gây nên phần lớn những ứng xử không thích ứng của chúng ta nói chung và của TC nói riêng . Những ý nghĩ và niềm tin phi lý đó là:1. Điều cơ bản là được mọi người tiếp xúc với ta yêu mến
2. Điều quan trọng bậc nhất là lúc nào cũng giỏi dang, thích đáng, có khả năng làm tốt những việc mình làm.
3. Cuộc sống là tai  hoạ khi sự việc không đi đúng hướng mà ta mong muốn.
4. Những người muốn điều xấu cho ta phải luôn bị khiển trách hoặc trừng phạt
5. Giải pháp hoàn hảo lúc nào cũng cần có để chống lại những thực tế tệ hại của cuộc sống. Những suy nghĩ và niềm tin này dựa trên những nhu cầu cơ bản được khắc sâu trong mỗi chúng ta (xem thuyết nhu cầu của Maslow) và thoả mãn chúng là cần thiết để chúng ta lai thăng bằng. Nhưng, một cách ngược đời, chính chúng ta lai gán cho các nhu cầu đó những giá trị sai lầm làm cho việc thực hiện chúng trở nên khó khăn hoặc không thể tiến hành được. Kết quả là bản thân chúng ta phải hứng chịu những rối loạn cảm xúc gây ra lo âu. và gây nên phần lớn những ứng xử không thích hợp như :
 
Kiểu suy nghĩ tuyệt đối hoá:
Đây là kiểu nhận thức mà chúng ta nhìn nhận sự kiện thiên lệch ở 2 đối cực, hoặc là tất cả hoặc là không có gì. Cách nghĩ điển hình là “Tôi luôn luôn làm tốt và chiếm được sự đồng tình, ủng hộ của người khác”; “ Người khác nên đối xử với tôi theo đúng cách mà tôi thích”...Thực tế trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng nhận được sự đồng tình của người khác. Khi không nhận được những điều này, chúng ta trở nên thất vọng tràn trề dẫn đến đổ vỡ niềm tin mà mình đã xây dựng nên.
 
Trầm trọng hoá, quan trọng vấn đề :
Kiểu này liên quan đến việc người  nào đó nhìn nhận một thất bại không đáng kể như một tai hoạ, một tổn thất lớn, dẫn đến mất niềm tin vào bản thân, người khác và xã hội.
 
Tự ám thị mình không có khả năng chịu đựng thất bại: 
Những người có kiểu tư duy này không có khả năng chịu đựng những hoàn cảnh không thuận lợi trong cuộc sống.
Khái quát hoá một cách vội vã, thái quá: Là những người chỉ căn cứ vào một, hai biểu hiện đã vội vã kết luận, khái quát sai lệch hoặc không chính xác về sự kiện, hoàn cảnh xảy ra với mình.
 
Cảm giác sự vô tích sự, vô giá trị của bản thân:
Đây là biến thể của kiểu khái quát vội vàng, những người có kiểu nhận thức này thường tin rằng mình là kẻ vô tích sự hoặc không có khả năng gì.Ellis (1976) đã trình bày cách thức mà một hậu quả cảm xúc (C) phần lớn được cho là do 1 sự kiện thúc đẩy (A) nhưng thực ra là do con người tin tưởng (B) khi đối mặt với sự kiện thúc đẩy theo mô hình ABC khiến cho người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu.
Mục đích của phương pháp là NTV cùng với TC phân tích tình huống phải đối đầu và rút ra kết luận về những suy nghĩ và niềm tin không hợp lý. Từ đó đi đến điều chỉnh những suy nghĩ và niềm tin không hợp lý này.
 
Để thực hiện được mục đích trên, NTV phải có nhiệm vụ:
Khuyến khích , thuyết phục, chiều chuộng thúc đẩy TC tham gia vào các hoạt động đã làm cho họ chùn bước hoặc sợ hãi. Làm cho sáng tỏ các quá trình tư duy của TC, làm cho TC ý thức được điều gì không hợp lý khiến họ tri giác khách quan hơn các sự kiện, tìm ra những giải pháp mới làm giảm lo âu, thay thế các ứng xử không thích nghi bằng những ứng xử  mới có thể làm cho mình sung sướng hơn do có khả năng hơn trong việc liên hệ được giữa những nhu cầu riêng với đòi hỏi của cuộc sống và môi trường luôn luôn thay đổi.Ellis đưa ra kỹ thuật tham vấn liên quan đến 5 bước cơ bản :Đầu tiên, NTV cần thuyết phục TC rằng họ đang có những ý nghĩ không hợp lý.
Thứ 2, NTV cần chỉ ra cho TC thấy cách họ đang duy trì những suy nghĩ phi lôgic và không hợp lý này.
Thứ 3, TC cần được học cách thách thức những niềm tin không hợp lý của họ.
Thứ 4, TC cần được biết làm cách nào các niềm tin phi lý lại được bản thân tiếp thu.
Thứ 5, TC cần phải hành động để phát triển  một cách sống hợp lý hơn trên thế giới.
Để có thể trợ giúp TC nhận diện được những suy nghĩ phi lôgic và những niềm tin bất hợp lý, Ellis đã phát triển các kỹ thuật tiếp cận TC đặc trưng sau:
 
Mô hình ABC mối liên quan với sự hình thành nhân cách. Ellis tin rằng rất ít khi bản thân tình huống A gây ra stress (C) dẫn đến thất bại hoặc ứng xử thiếu thích nghi, mà phần lớn là do niềm tin (B) đã thấm sâu vào tình huống đó. Vì vậy qua quá trình linh hoạt, trực tiếp trong đó NTV giúp TC xác định sự bất hợp lý trong suy nghĩ, trợ giúp TC trong việc chống chọi và thách thức những niềm tin phi lý. Ví dụ thay vì tôi nghĩ “Tôi chẳng là gì.”, “Tôi xấu.”; “Tôi không bao giờ tìm được người nào khác như người đó.”, TC có thể bắt đầu luyện tập để nói với chính mình rằng “Tôi có một số ưu điểm nhất định” , “ Tôi sẽ tìm được một người khác” trong một phương pháp linh hoạt để chống lại những ý nghĩa tiêu cực về bản thân.
 
Bài tập ở nhà về nhận thức :
Phương pháp tham vấn của Ellis không chỉ kết thúc ở văn phòng tham vấn mà còn tạo điều kiện để TC có thể thực hiện một cách linh hoạt và chủ động việc cấu trúc lại nhận thức khi ở ngoài văn phòng tham vấn. Ellis gợi ý rằng TC nên tiếp tục chống lại những niềm tin phi lý, xác định những gì nên làm, phải làm để loại bỏ những suy nghĩ tuyệt đối hoá dẫn đến những niềm tin phi lý như vậy và liên tục làm việc để tổ chức lại suy nghĩ của họ sao cho chúng trở nên ít bị giới hạn và trở nên tự do hơn trong cuộc sống.
Đọc sách:
Đọc sách là một kĩ thuật đặc biệt mà Ellis chứng minh rằng nó rất hữu ích cho việc trợ giúp TC thay đổi một cách chủ động những suy nghĩ và hành động về chính vấn đề của họ thông qua việc tự mình lĩnh hội kiến thức chính thống được trình bày trong sách báo.
Đóng vai:
TC có thể thử về hành vi mới cả ở văn phòng lẫn ở nhà bằng  việc đóng vai. Quá trình linh hoạt này giúp thách thức những niềm tin phi lý đang tồn tại và cung cấp một hệ thống hành vi bước đầu cho sự thay đổi tiếp sau.
Bài tập tấn công sự xấu hổ:
Ellis cho rằng các cá nhân thường xuyên quá bị ảnh hưởng bởi những vấn người khác nghĩ về họ. Để làm giảm sự ảnh hưởng này ông gợi ý rằng các cá nhân nên làm trái với những điều mang tính xã hội thông thường và luyện tập để tạo nên sự khác biệt. Điều này cho phép các cá nhân dẹp bỏ những điều nên làm và phải làm và hành động một cách tự do, thoải mái hơn.
Bài tập tưởng tưởng:
Ellis khuyến khích TC tưởng tượng bản thân họ muốn họ như thế nào.Sự tưởng tượng, đặc biệt kèm theo sự luyện tập hành vi, có thể làm thay đổi cách tồn tại của một cá nhân trên thế giới.Những kĩ thuật ứng xử: Ellis khuyến khích sử dụng bất kì kĩ thuật ứng xử nào có thể dễ dàng đưa lại sự thay đổi của TC. Những liệu pháp như điều kiện hoá thao tác, mẫu hành vi, luyện tập, kiểm soát bản thân, tràn ngập, chìm ngập của trường phái hành vi đều có thể được sử dụng trong REBT.
Những kĩ thuật xúc cảm:
Mặc dù rất tập trung vào nhận thức nhưng Ellis không quên vai trò của xúc cảm. Thay cho việc không tin rằng bản thân, tâm hồn thanh thản đã chứa đựng trong nó tác dụng chữa bệnh, Ellis cho rằng việc xem xét tình cảm và hiểu cảm xúc của một người nào đó có thể là kết quả của những suy nghĩ phi lí. Vì thế, Ellis khuyến khích TC đi sâu hơn vào những cảm xúc của họ trong sự nỗ lực tạo nên sự kiểm soát nghiêm túc bản thân với hệ thống niềm tin đã tồn tại của họ.
REBT là một phương pháp tiếp cận TC chủ động, linh hoạt, trực tiếp và mang tính giáo dục. Ellis không tin vào mối quan hệ  đòi hỏi những điều kiện thiết yếu và đầy đủ như C.Rogers đưa ra trong phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân. Đối với Ellis, điều quan trọng là niềm tin của TC vào triết lý của REBT, NTV chỉ bảo cho TC hoàn cảnh, cảm xúc, niềm tin, hậu quả của những suy nghĩ và khuyến khích TC đương đầu một cách chủ động với hoàn cảnh để đạt đến sự mới mẻ trong suy nghĩ và trong cuộc sống. Ellis tin rằng TC phải tạo được sự chuyển đổi từ việc là nạn nhân trong hoàn cảnh của chính mình trở thành người có thể kiểm soát được cuộc sống của bản thân, tạo nên sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi.
         
REBT được đánh giá với những ưu và nhược điểm như sau:
 Về ưu điểm:  REBT rất có hiệu quả đối với người lớn đặc biệt trong trường hợp bị trầm nhược hoặc bị rối nhiễu lo âu. REBT dễ áp dụng trong thực tiễn và dễ giải toả được những cảm xúc tức thời cho TC, giúp họ ứng phó tốt hơn với vấn đề hiện tại của bản thân.
Về nhược điểm: REBT không coi trọng hiệu quả của mối quan hệ giữa NTV và TC.  REBT ít có hiệu quả với những TC mà rối nhiễu cảm xúc của họ là do những mâu thuẫn, xung đột dồn nén từ lâu trong vô thức hoặc những TC bản thân đã tự nhận thức được sự phi lí trong suy nghĩ , niềm tin ám ảnh của mình nhưng không thay đổi được.
REBT không cho phép TC được chủ động khám phá bản thân nên chưa giúp TC tìm ra được những tiềm năng của bản thân.
Với REBT, TC chỉ có thể ứng phó với vấn đề hiện tại chứ  không có khả năng đương đầu với những khó khăn trong tương lai, do đó quá trình tham vấn không có hiệu quả triệt để.
Cách thức trợ giúp TC của REBT chỉ là thuyết phục họ thay đổi suy nghĩ và niềm tin phi lý trên cơ sở đưa ra những bằng chứng về sự phi lý nên có thể không đạt được hiệu quả bởi trên thực tế niềm tin của con người nói chung rất khó thay đổi và không phải lúc nào mọi suy nghĩ và niềm tin phi lý của con người cũng là nguyên nhân của những xúc cảm âu lo, hành vi bất thường ở họ.

Hãy đến với Trung tâm Tư vấn và Giáo dục phát triển cộng đồng Khai Tâm 
Số 133 - 135, đường Bến phà cũ, tổ 4 phường Nông Tiến, tp Tuyên Quang.
Tel: 0866.48 1925 – 0868 736 889. Email: drkhaitam@gmail.com